Bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai.
Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IX ngày 26 - 27/11/2020 do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội với chủ đề 'Phòng chống kháng kháng sinh' nhằm tiếp nối các hoạt động của tuần lễ truyền thong phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam.
Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam mới quan tâm tới tình trạng nhiễm khuẩn liên quan tới ngành Y tế.
Trong khi đó, các thuốc kháng sinh sử dụng ngoài ngành y tế rất nhiều, khó kiểm soát. Điều đáng ngại là các loại kháng sinh này có giá thành rất rẻ và thường có trong thức ăn của người cũng như của gia súc. Hiện nay Việt Nam có nguy cơ toàn kháng kháng sinh nghĩa là không còn thuốc kháng sinh nào có khả năng tiêu diệt được các loại vi khuẩn.
GS Bình cho biết muốn ngăn chặn được tình trạng kháng kháng sinh, quan trọng nhất là công tác phòng chống vi khuẩn.
Từ năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch quốc gia phòng chống kháng thuốc để giải quyết tình trạng kháng thuốc. Bộ Y tế đã soát hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng, quản lý việc kê đơn thuốc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất hạn chế. Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Nhiều bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.
Kế hoạch Hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam kết thúc vào cuối năm 2020, hiện tại Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021-2030.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!