Nguy cơ ung thư từ đồ uống có cồn

Tâm lý - 11/24/2024

Đồ uống có cồn được cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) phân loại là một chất có thể gây ung thư. Các loại đồ uống có cồn là nguyên nhân gây ung thư vú của phụ nữ, ung thư trực kết, thanh quản, gan, thực quản, khoang miệng, họng và ung thư tuyến …

Đồ uống có cồn được cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) phân loại là một chất có thể gây ung thư. Các loại đồ uống có cồn là nguyên nhân gây ung thư vú của phụ nữ, ung thư trực kết, thanh quản, gan, thực quản, khoang miệng, họng và ung thư tuyến tụy.

Một nghiên cứu đã cho thấy có 3,6% trong tất cả các trường hợp ung thư và 3,5% các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới là đều là hậu quả của việc sử dụng thức uống có cồn.

Thức uống có cồn gia tăng nguy cơ ung thư như thế nào?

Chất có cồn làm tăng nguy cơ ung thư theo nhiều cách bao gồm:

Phá huỷ các tế bào của cơ thể

Chất có cồn hoạt động như một chất kích thích, đặc biệt là ở miệng và cổ họng. Việc phục hồi các tế bào bị phá hủy do cồn có thể dẫn đến những thay đổi trong DNA của các tế bào và dần dẫn tới bệnh ung thư.

Các vi khuẩn trong ruột kết và trực tràng có thể chuyển hóa rượu thành một lượng lớn acetaldehyde, một chất hóa học đã được xác nhận là nguyên nhân gây ra ung thư ở động vật trong phòng thí nghiệm.

Rượu và các sản phẩm từ rượu cũng có thể gây tổn hại gan, dẫn đến tình trạng viêm và xơ gan. Khi các tế bào gan cố gắng tự chữa lành những tổn thương, chúng có thể mắc lỗi trong việc hình thành DNA và việc này có thể dẫn đến ung thư.

Hỗ trợ các chất hoá học độc hại khác

Rượu có thể hoạt động như một dung môi hỗ trợ các hóa chất độc hại khác xâm nhập vào cơ thể. Chẳng hạn như khói thuốc lá sẽ dễ dàng xâm nhập vào các tế bào trong hệ tiêu hóa. Điều này có thể giải thích tại sao việc vừa hút thuốc vừa uống rượu có khả năng gây ung thư vòm miệng hoặc cổ họng nhiều hơn việc chỉ hút thuốc hay chỉ uống rượu. Không những thế, rượu còn làm chậm khả năng loại bỏ một số hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể của tế bào.

Khiến mức folate và chất dinh dưỡng khác thấp hơn

Folate là một vitamin cần thiết cho các tế bào trong cơ thể để duy trì tình trạng sức khỏe. Uống rượu có thể làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ folate từ thực phẩm. Mức folate thấp có thể gây nguy ung thư vú và ung thư đại trực tràng.

Ảnh hưởng đến estrogen và các hormone khác

Thức uống có cồn sẽ kích thích cơ thể sản xuất estrogen. Đây là một hormone đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng trưởng tế bào vú. Do đó, khi hormone này được kích thích có khả năng gây ra bệnh ung thư vú ở phụ nữ.

Ảnh hưởng đến cân nặng

Sử dụng một lượng lớn thức uống có cồn có thể làm tăng lượng calo trong cơ thể và góp phần làm tăng cân ở một số người. Việc thừa cân hoặc béo phì là nguy cơ của nhiều loại ung thư.

Không dừng lại ở đó, thức uống có cồn còn chứa một loạt các chất có hại gây ung thư được sử dụng trong quá trình lên men và sản xuất như nitrosamines, sợi amiăng, phenol và hydrocarbon.

Uống rượu vang có giúp ngăn ngừa ung thư?

Các nhà khoa học cho biết một số chất trong rượu vang đỏ, như resveratrol, có đặc tính chống ung thư. Nho, quả mâm xôi, đậu phộng và một số trái cây khác cũng chứa resveratrol. Tuy nhiên, các thử nghiệm trên người lại không đưa ra bằng chứng cho thấy resveratrol có tác dụng trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh ung thư.

Uống thức uống có cồn khi đang trị liệu ung thư có an toàn không?

Đối với hầu hết các câu hỏi liên quan đến việc điều trị ung thư, tốt nhất bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về việc có được sử dụng thức uống có cồn trong hoặc ngay sau khi hóa trị hay không. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ và y tá có thể cho bạn những lời khuyên cụ thể về việc uống rượu có an toàn đối với các thuốc hóa trị liệu riêng biệt và các thuốc khác hay không.

Theo thời gian, việc nghiện rượu nặng có thể gây viêm gan, xơ gan và có thể dẫn đến suy gan. Ngoài ra, uống nhiều rượu còn gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác, chẳng hạn như tuyến tụy và não và có thể làm tăng huyết áp. Ở phụ nữ mang thai, uống rượu, đặc biệt là rượu với nồng độ cồn cao, có khả năng dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc các vấn đề khác ở thai nhi.

Tuy rượu có nhiều tác hại, nhưng uống lượng nhỏ thức uống có cồn mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một lượng nhỏ có nghĩa là 1 hoặc 2 ly một ngày đối với đàn ông và 1 ly một ngày đối với phụ nữ. Mặc dù nguy cơ mắc bệnh tim có thể giảm nhưng bạn cũng cần lưu ý đến những rủi ro khác về sức khỏe.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!