Bệnh chân tay miệng là một trong những dịch bệnh trẻ em thường mắc phải. Nếu không nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
1. Nguyên nhân bệnh chân tay miệng
Do siêu vi trùng
Bệnh chân tay miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra.
Lây truyền
Từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Do vậy, bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác.
2. Sự lây truyền bệnh chân tay miệng trẻ em
Virus gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh:
Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi
Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
3. Những biến chứng của bệnh chân tay miệng
Bệnh ít gây biến chứng, nhưng nếu có thường là biến chứng nặng như:
- Viêm màng não
- Viêm não màng não
- Liệt mềm cấp
- Viêm cơ tim
- Phù phổi cấp
Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân.
Chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, để phòng các biến chứng nguy hiểm, nhất là trong vòng 6 giờ đầu.
4. Cách xử trí bệnh chân tay miệng
Là bệnh do virus, nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây:
- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
- Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả
- Không cậy vỡ các bọng nước để tránh nhiễm trùng
- Theo dõi sát sao để phát hiện các dấu hiệu: Dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng người, đi loạng choạng, co giật, nôn ói nhiều... Khi có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
5. Cách phòng tránh bệnh
Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.
- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng băng CloraminB 5%.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chín, uống chín.
- Đeo khẩu trang.
- Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất là 7 ngày).
Với nơi làm việc, trường học và nhà trẻ
Nếu trẻ bị bệnh chân tay miệng, nên cho trẻ nghỉ học
Trẻ có thể đi học trở lại khi trẻ khỏe hơn. Không nhất thiết yêu cầu trẻ nghỉ học cho đến khi nốt mụn nước cuối cùng liền hằn, vì rồi tất cả nốt mụn nước sẽ liền.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!