Nhận biết và phòng ngừa bệnh lao

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/20/2024

Bệnh lao là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tubercolosis (TB). Bạn nên tìm hiểu để nhận biết và phòng ngừa bệnh đúng cách.

Bệnh lao là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium Tubercolosis (TB). Chúng thường tấn công phổi, nhưng cũng có thể tấn công vào các bộ phận khác như thận, xương sống hay não. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lao có nguy cơ gây tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao là gì?

Triệu chứng bệnh lao phụ thuộc vào nơi mà vi khuẩn lao (TB) tấn công và phát triển. Vi khuẩn TB thường phát triển trong phổi với các triệu chứng như:

  • Ho nặng kéo dài 3 tuần hay hơn;
  • Tức ngực;
  • Ho ra đờm hoặc máu (đờm ở sâu trong phổi).

Ngoài ra còn các triệu chứng khác như:

  • Cơ thể yếu đi;
  • Sụt cân nghiêm trọng;
  • Mất vị giác;
  • Lạnh buốt;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi cả đêm.

Triệu chứng của bệnh lao còn phụ thuộc vào bộ phận nào của cơ thể mà vi khuẩn lây nhiễm.

Những người có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lao tiềm tang thường không thấy mệt, và cũng không thể lây nhiễm vi khuẩn TB cho người khác.

Bạn phải làm gì khi nghi ngờ đã tiếp xúc với người bị bệnh lao?

Nếu bạn đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh lao, hãy liên lạc với bác sĩ hay văn phòng y tế gần nhất để làm xét nghiệm da vi khuẩn TB hay xét nghiệm máu. Bạn cũng cần phải báo với bác sĩ khoảng thời gian tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Bạn nên biết người có vi khuẩn TB không thể lây ngay lập tức. Chỉ những người mắc bệnh lao nặng mới có thể lây vi khuẩn TB cho người khác. Vi khuẩn hoạt động thường nhân lên trong cơ thể và gây ra bệnh lao. Người bệnh lao thường lây vi khuẩn cho những người họ tiếp xúc mỗi ngày như người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay bạn cùng lớp.

Một vài người có hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn TB trong vài tuần, sau đó mới bắt đầu phát bệnh. Một số khác thì thấy sức khoẻ yếu dần vài năm sau đó, khi hệ miễn dịch bị suy giảm vì lý do khác. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị lây nhiễm vi khuẩn TB không phát triển bệnh lao trong người.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất:

Nếu bạn nghĩ mình đã bị lây nhiễm vi khuẩn TB từ người khác, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế để xét nghiệm TB trên da hoặc TB trong máu. Hãy chắc chắn phải nói cho bác sĩ hoặc y tá biết bạn đã từng tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn TB.

Làm thế nào để tránh bệnh lao?

Bacille Calmette-Guérin (BCG) là loại vắc xin bệnh lao TB. Nó thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở một vài quốc gia đang có dịch TB. BCG không bảo vệ con người khỏi việc mắc bệnh lao.

Tiêm ngừa BCG chỉ nên được cân nhắc nếu trẻ có kết quả xét nghiệm da TB âm tính, hoặc những trẻ sống chung với người lớn ở những trường hợp:

  • Người lớn chưa được điều trị dứt điểm bệnh lao và trẻ không được điều trị dài hạn cho việc ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn TB;
  • Người lớn mắc bệnh lao gây ra bởi chủng đề kháng isoniazid và rifampin.

Ngăn ngừa việc tiếp xúc với bệnh lao khi đi du lịch nước ngoài

Bạn nên tránh tiếp xúc quá gần và quá lâu với bệnh nhân lao ở môi trường đông đúc (ví dụ: bệnh viện, phòng khám hay nhà tình thương).

Những người làm việc trong phòng khám, bệnh viện hay những nơi dễ tiếp xúc với bệnh nhân lao thì nên được tư vấn cách kiểm soát lây nhiễm hoặc phải có kiến thức chuyên sâu về sức khoẻ. Họ nên hỏi về quy trình kiểm soát cũng như môi trường tiếp xúc với vi khuẩn TB. Một khi đã thực hiện những quy trình này, những phương pháp bổ sung khác có thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị bảo vệ đường hô hấp cá nhân.

Nếu phải tiếp xúc dài hạn với bệnh nhân lao (ví dụ, những người hay liên tục tới bệnh viện, phòng khám hay nhà tình thương cho người vô gia cư) thì nên làm xét nghiệm da TB hay xét nghiệm IGRA (Interferon-gamma release assay – Xét nghiệm giải phóng Interferon-gamma) trước khi rời đi nơi khác. Nếu kết quả xét nghiệm vẫn âm tính, nên kiểm tra lại 8 đến 10 tuần sau. Thêm vào đó, những xét nghiệm hàng năm nên được thực hiện cho những ai thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao trong nhiều năm.

Nhiều người có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn TB tiềm tàng sẽ không bao giờ phát triển bệnh lao. Nhưng một vài trường hợp thì lại có thể lây nhiễm. Những trường hợp có nguy cơ phát triển bệnh lao bao gồm:

  • Người mắc bệnh HIV;
  • Người có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn TB tiềm tàng trong 2 tuần;
  • Trẻ nhỏ;
  • Người nghiện thức uống có cồn;
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Người cao tuổi;
  • Người mắc bệnh lao không được điều trị hiệu quả trong quá khứ.

Nếu bạn có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn TB tiềm tàng và bạn nằm trong nhóm người có nguy cơ cao phát triển bệnh, hãy uống thuốc để ngăn ngừa phát triển bệnh. Có một vài phương pháp điều trị cho nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng này. Bạn và nhân viên chăm sóc y tế nên thảo luận phương pháp nào là tốt nhất cho bạn. Nếu bạn uống thuốc kê toa, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!