Nhận diện tác dụng phụ khi dùng calcitonin trị loãng xương

Cần biết - 04/23/2024

Calcitonin tôi là một loại thuốc có tác dụng ức chế tiêu xương, chống loãng xương và chống tăng calci huyết nên được dùng trong các trường hợp viêm xương biến dạng (bệnh Paget), tăng calci huyết do ung thư di căn, bệnh xương thứ phát do suy thận và loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Đối với những phụ nữ mãn kinh thì loãng xương là vấn đề rất thường gặp. Vì vậy, việc dùng calcitonin (calci) kết hợp với vitamin D sẽ giúp ngăn ngừa tiến triển mất khối lượng xương ở những người bệnh này. Trong bệnh xương Paget, calcitonin sẽ làm giảm tốc độ chuyển hóa xương, như vậy làm giảm nồng độ cao phosphatase kiềm huyết thanh (phản ánh tạo xương bị giảm) và giảm bài tiết hydroxyprolin trong nước tiểu (phản ánh tiêu xương bị giảm). Các thay đổi sinh hóa này làm xương được tạo ra bình thường hơn. Tốc độ tiêu xương càng cao, sự ức chế tiêu xương do điều trị bằng calcitonin càng rõ...

Do calcitonin bị phá hủy ở dạ dày, nên thuốc chỉ được dùng theo đường tiêm (dạng thuốc tiêm) hoặc phun mũi (dạng thuốc xịt mũi) mà không có dạng uống. Đối với dạng xịt người bệnh có thể được kê đơn dùng tại nhà, cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và/hoặc nhà sản xuất để dùng thuốc đúng cách.

Những người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với protein cần báo cho bác sĩ biết để cân nhắc dùng một cách thận trọng hoặc không dùng.

Cần lưu ý, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn, thường gặp nhất là đỏ bừng, đỏ hoặc cảm giác kim châm ở mặt, ở tay hoặc chân; buồn nôn, nôn; tiêu chảy và chán ăn; lạnh; phù ở chỗ tiêm... Các khó chịu này thường giảm dần khi tiếp tục điều trị nên đa số không phải ngừng thuốc. Tuy nhiên cần cảnh giác với các triệu chứng như hạ huyết áp, tim đập nhanh, phù; chóng mặt và hoa mắt; ban mày đay; yếu mệt; thở ngăn, sung huyết mũi và sốc phản vệ... Đây là những triệu chứng tuy ít và hiếm gặp hơn nhưng cảnh báo sự nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!