Nhìn triệu chứng ở chân để xem có mắc bệnh tiểu đường

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/17/2024

Những người bị bệnh tiểu đường có thể phát triển nhiều vấn đề khác nhau ở chân. Ngay cả vấn đề bình thường vẫn có thể trở nên tồi tệ và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Các vấn đề ở chân thường xảy ra khi có sự tổn thương thần kinh, còn gọi …

Những người bị bệnh tiểu đường có thể phát triển nhiều vấn đề khác nhau ở chân. Ngay cả vấn đề bình thường vẫn có thể trở nên tồi tệ và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Các vấn đề ở chân thường xảy ra khi có sự tổn thương thần kinh, còn gọi là bệnh thần kinh.

Mặc dù bạn vẫn có thể cảm thấy đau, tổn thương thần kinh bàn chân ở người tiểu đường có thể làm mất khả năng cảm giác nỗi đau, nóng và lạnh. Tình trạng bị mất cảm giác thường xuyên có nghĩa là bạn không cảm thấy chân mình bị thương. Bạn có thể bị rộp da nhưng bạn không cảm thấy được. Bạn sẽ không nhận ra đến khi phần da bị bong ra và vết thương bị nhiễm trùng.

Tổn thương thần kinh cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong hình dạng của bàn chân và các ngón chân của bạn.

Dấu hiệu và triệu chứng của bàn chân người bị tiểu đường là gì?

Bệnh bàn chân ở người tiểu đường có thể gây ngứa, đau (đau như bị đốt hay bị châm chích) hoặc mất lực bàn chân. Bệnh cũng có thể gây mất cảm giác ở bàn chân, vì vậy bạn có thể đụng chạm đâu đó làm bàn chân bị thương và không hay biết. Lưu thông máu kém hoặc thay đổi hình dạng của bàn chân hay các ngón chân của bạn cũng có thể gây ra các vấn đề khác.

Bạn phải làm gì khi phát hiện bệnh tiểu đường?

Điều trị tùy thuộc vào việc chân bị thương như thế nào. Ví dụ, một số vấn đề như chai ở chân có thể yêu cầu mang giày chỉnh chân, trong khi những người khác bị các triệu chứng như nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm. Đối với những vấn đề khác có thể cần thực hiện phẫu thuật gỡ bỏ mô bị thương và dùng thuốc kháng sinh. Hoại tử, hoặc mô bị chết không thể chữa trị khỏi hẳn được, tuy nhiên, các phương pháp điều trị có để ngăn chặn việc hoại tử (thường được gọi là hoại tử khô) lan rộng hay bị nhiễm trùng (hoại tử khô bị nhiễm trùng và phát triển thành hoại tử ướt). Phẫu thuật cắt bỏ các mô chết và sử dụng kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của nhiễm trùng cũng có thể được yêu cầu. Trong trường hợp nghiêm trọng của chứng hoại tử, đoạn chi (phẫu thuật cắt cụt chi) là điều thực sự cần thiết.

Các bệnh lý về chân khác có thể được thuyên giảm bằng cách mang giày dép thích hợp, đôi khi cần đến các thiết bị dụng cụ chỉnh hình, nẹp hoặc niềng. Đối với một số trường hợp như các ngón chân khoằm xuống, viêm bao hoạt dịch ngón chân cái và móng chân mọc ngược vào trong; phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị những trường hợp này.

Những người bị bệnh thần kinh cần phải chăm sóc đặc biệt cho đôi chân của mình. Các dây thần kinh ở chân là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể và là dây thần kinh thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bệnh thần kinh nhất. Mất cảm giác ở bàn chân có nghĩa là bạn không biết đến cảm giác các vết loét và tổn thương xuất hiện trên chân. Vấn đề lưu thông máu cũng làm tăng nguy cơ lở loét chân. Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về chân và đoạn chi. Bác sĩ có thể cung cấp sự trợ giúp để bạn cai được thuốc lá.

Hãy chăm sóc bàn chân cẩn thận bao gồm các bước sau:

  • Bạn nên làm sạch bàn chân hàng ngày bằng cách sử dụng nước ấm (không quá nóng) và xà phòng loãng. Tránh việc ngâm chân quá lâu. Hãy sử dụng một chiếc khăn mềm để lau khô chân và giữa các ngón chân.
  • Bạn nên kiểm tra bàn chân và các ngón chân mỗi ngày để quan sát các vết cắt, mụn nước, mẩn đỏ, sưng tấy, vết chai hoặc các vấn đề về chân khác. Sử dụng một gương cầm tay hoặc đặt trên sàn để tiện việc kiểm tra lòng bàn chân, hoặc một người khác có thể giúp bạn kiểm tra bàn chân.
  • Nếu bạn cần giúp đỡ để chăm sóc bàn chân, bạn nên tranh thủ đến gặp các bác sĩ về chân để được chẩn đoán, cũng có thể gọi là bác sĩ chuyên chẩn đoán bệnh chân.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Bạn nhận thấy có sự nứt da bàn chân, hoặc có mủ chảy ra;
  • Một phần da hoặc tất cả phần da bàn chân thay đổi màu sắc và chúng có màu đỏ hơn, màu xanh, xanh xao hoặc xanh đậm;
  • Bạn nhận thấy chân của bạn bị sưng, nơi đã từng phồng chân hoặc bị thương trước đó

Làm thế nào để hạn chế bệnh bàn chân của người bị tiểu đường?

Một số vấn đề liên quan đến bệnh bàn chân của người tiểu đường có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện các bước quan sát cẩn thận và chăm sóc cho đôi chân. Giữ mức đường trong máu được kiểm soát trong phạm vi tư vấn của bác sĩ, làm theo lời khuyên về chế độ ăn uống và chương trình tập thể dục là cách tốt nhất để ngăn chặn tất cả các biến chứng của bệnh tiểu đường, trong đó có vấn đề về chân. Ngoài việc giữ bệnh tiểu đường được kiểm soát, bạn có thể thực hiện các bước để chăm sóc cho đôi chân, bao gồm những điều sau đây:

  • Nên mang giày một cách thoải mái, mang giày kín các ngón chân. Mang giày đặc biệt dành cho những người bị viêm bao hoạt dịch ngón cái hoặc dị tật ở chân nếu cần thiết. Hãy chắc chắn không có vật trong giày có thể gây xước hay tổn thương chân trước khi mang.
  • Đừng đi chân đất, ngay cả khi ở nhà. Hãy chắc chắn rằng đôi chân của bạn không bị bỏng khi đi trên đường lúc trời nóng.
  • Luôn rửa chân bằng nước ấm và lau khô sau khi rửa.
  • Kiểm tra bàn chân hàng ngày để xem có vết loét hoặc các vấn đề gì không.
  • Hãy sử dụng các loại kem dưỡng da cho các vùng da khô, đặc biệt là gót chân, không sử dụng kem dưỡng da giữa các ngón chân. Vết chai có thể được mát-xa nhẹ với một viên đá. Không bao giờ sử dụng kéo hoặc dao cạo để cắt vết chai.
  • Nên cắt móng chân ngang và không nên cắt ngắn hơn so với phần còn lại của móng.
  • Hãy chắc chắn rằng bác sĩ luôn kiểm tra bàn chân ở mỗi lần kiểm tra sức khỏe.
  • Ngưng hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng thêm nguy cơ xơ cứng động mạch và làm cho tuần hoàn máu tới chân kém.

Nếu bạn quan tâm đến bệnh tiểu đường, bạn có thể tìm hiểu thêm:

Bài tập giãn cơ và thăng bằng cho người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường: nguy cơ chính dẫn đến bệnh thận

Hội chứng chuyển hóa thức ăn với người bị tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!