Ai có nguy cơ bị
TS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết số ca mắc ung thư vú ngày càng tăng, đặc biệt có rất nhiều bệnh nhân trẻ.
Bác sĩ Vũ cho biết hiện nguyên nhân chính xác của ung thư vú còn chưa rõ, nhưng có một số nguy cơ đã được nghiên cứu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú như:
Tuổi: Nguy cơ tăng theo tuổi. Ở tuổi 20, nguy cơ ung thư vú là 0,6%; qua tuổi 70, tỷ lệ này lên tới 3,84%.
Vú có mật độ dày: Ung thư vú có khả năng phát triển nhiều hơn trong các mô vú có mật độ cao.
Nồng độ estrogen cao: Điều này gặp trong trường hợp phụ nữ có kinh sớm, trước 12 tuổi, hoặc đi vào mãn kinh muộn, hơn 54 tuổi. Ngoài ra, các điều trị hooc-môn: sử dụng điều trị thay thế hoocmôn sau mãn kinh và các thuốc tránh thai cũng làm tăng các nồng độ estrogen.
Ảnh minh họa
Tiền sử xạ trị vùng ngực..
Phụ nữ đã bị ung thư vú một bên thì vú còn lại có nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
Những người có lịch sử gia đình: mẹ, chị, con gái bị ung thư vú, đặc biệt là ở tuổi trẻ,
Ngoài ra, phụ nữ cân nặng lớn, béo phì sau mãn kinh có nguy cơ cao bị ung thư vú, có thể do hàm lượng cao của estrogen.
Theo TS Vũ, chị em phụ nữ cần chú ý những dấu hiệu của ung thư vú. Những triệu chứng đầu tiên của ung thư vú có thể là khối u vùng ngực không đau hoặc một mảng dày, một vùng lồi lên ở vú, hoặc một khối u ở nách.
8 triệu chứng ung thu vú khác trễ hơn, bao gồm:
Đau ở các nách hay ở vú mà không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Da vú lõm xuống hay có màu đỏ, giống như vỏ trái cam.
Một quầng đỏ gần núm vú.
Tiết dịch từ núm vú, có thể có lẫn máu.
Núm vú thụt vào.
Thay đổi kích thước hay hình dạng của vú
Bong tróc vảy của da vú hay của núm vú
Viêm toàn bộ mô vú.
Khi có các triệu chứng trên, chị em phụ nữ nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra.
Cách tự khám vú
Tự khám vú
Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên tự khám vú hàng tháng. Chọn một ngày sau chu kỳ kinh nguyệt 5 ngày. Phụ nữ qua tuổi mãn kinh nên chọn 1 ngày cố định trong tháng để tìm những bất thường.
Ba bước kiểm tra để xác định ung thư vú:
Bước 1: Khám lâm sàng: các bác sĩ có thể khám vú tực tiếp để tìm các khối u trong vú và các triệu chứng khác. Khám ở tư thế ngồi hoặc đứng, để tay ở các tư thế khác nhau, ví dụ như đưa cao lên đầu hay dang ra hai bên.
Bước 2: Các xét nghiệm cận lâm sàng siêu âm và chụp nhũ ảnh là những xét nghiệm đầu tay được sử dụng khi kiểm tra các khối u ở vú. Những tính chất của khối u trên nhũ ảnh và siêu âm giúp chẩn đoán, đánh giá xem khối u có tính chất của ung thư hay không và định hướng cho xử trí tiếp theo. Chụp cộng hưởng từ bằng kèm tiêm một chất cản từ vào người bệnh có thể giúp phát hiện khối u kích thước nhỏ hoặc ung thư vú tiềm ẩn, thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ ung thư vú cao hoặc nghi ngờ ung thư vú đa ổ.
Bước 3: Sinh thiết bằng cách chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA- Fine Needle Aspiration): là xét nghiệm an toàn, nhanh chóng, chính xác, giúp xác định có tế bào ác tính trong bướu hay không.
Sinh thiết lỏi (Core Biopsy): Lấy một mẫu mô u vú bằng kim lớn để xét nghiệm. Có thể cho biết các tế bào ung thư, thuộc loại nào, có nhạy với hooc-môn hay không. Tuy nhiên giá thành cao hơn và thời gian có kết quả lâu hơn xét nghiệm FNA. Thường được chỉ định khi FNA nghi ngờ, hoặc trong trường hợp bệnh nhân cần được xác định nhóm sinh học khối u trước điều trị.
Sinh thiết trọn bướu: Vừa là một biện pháp điều trị đối với các khối u lành, như là bướu sợi tuyến, vừa là một biện pháp dùng để có được chẩn đoán mô học của các khối u nghi ngờ ung thư khi không thể sinh thiết lõi kim.
Bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ nên bắt đầu tham gia tầm soát ung thư vú từ tuổi 40, bằng cách tự khám vú, đến khám vú tại nhà tại cơ sở chuyên khoa và chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm vú hàng năm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!