Ảnh minh họa
Bệnh gia tăng nhanh
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng qua các năm, con số năm sau thường cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2000, Việt Nam có khoảng 68 nghìn ca mắc ung thư thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 126 nghìn ca. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165 nghìn ca, trong đó gần 115 nghìn ca tử vong. Điều đáng nói là tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm xuống mà ngày càng gia tăng về số lượng.
Căn cứ vào tỷ lệ tử vong do ung thư mỗi năm, ước tính con số này cao gấp 9 lần số người chết do tai nạn giao thông. Các chuyên gia y tế nhận định, tỷ lệ tử vong vì ung thư cao là do đa phần người bệnh đi khám, phát hiện, điều trị ung thư khi đã ở vào giai đoạn cuối. Thực tiễn cho thấy, tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này có thể lên đến khoảng 70%/tổng số ca mắc bệnh.
Trong 5 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam, ở nam giới, ung thư gan chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp theo là các ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng và vòm họng. Ở nữ giới ung thư vú chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp theo là các ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan. Số ca ung thư hay gặp mới mắc trong năm 2018 ở cả hai giới, ở nam, nữ và ở tất cả các lứa tuổi được thể hiện ở Bảng 3 (Viet Nam, Globocan 2018).
Ngày nay, gánh nặng ung thư ngày càng tăng do một số yếu tố, gồm sự tăng trưởng dân số, sự lão hóa, cũng như sự thay đổi về tỷ lệ của một số nguyên nhân gây ung thư liên quan đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Điều này có thể được thấy ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi có sự chuyển đổi tỷ lệ của các bệnh ung thư liên quan đến sự nghèo đói và nhiễm trùng sang các bệnh ung thư liên quan đến lối sống dư thừa vật chất của các nước phát triển.
Việc phòng ngừa tích cực các yếu tố nguy cơ ung thư có thể làm giảm tỷ lệ mắc đối với một số ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi (nam giới ở Bắc Âu và Bắc Mỹ) và ung thư cổ tử cung (ở các khu vực Châu Phi cận Sahara)
Biện pháp phòng ngừa
Phòng ngừa ung thư là các biện pháp tích cực nhằm đề phòng, ngăn chặn và giảm tỷ lệ ung thư. Điều này có thể thực hiện bằng cách tránh các tác nhân sinh ung thư hay thay đổi quá trình chuyển hóa của chúng. Có thể kể đến những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư như:
1. Tránh hút thuốc và khói thuốc.
2. Giảm tiêu thụ rượu và thức uống có cồn.
3. Mặc quần áo kín khi ra nắng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, dùng quần áo được thiết kế đặc biệt chịu được ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng.
4. Bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
5. Vận động và tập thể dục thường xuyên.
6. Hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad. Khi khát, ưu tiên dùng nước thường và trà không đường.
7. Tránh thừa cân, béo phì.
Thay đổi một số thói quen ăn uống nên càng hiểu biết về dinh dưỡng liên quan đến ung thư bao nhiêu thì càng giảm nguy cơ ung thư bấy nhiêu. Tuy nhiên, các kiến thức về dự phòng về ung thư không phải chỉ có nghĩa là giảm nguy cơ ung thư, các kiến thức này cần phải đi kèm với việc thay đổi lối sống.
Các công trình nghiên cứu cho biết bữa ăn hàng ngày nên có nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Khi ăn rau và hoa quả hãy chọn loại có lá xanh hoặc màu vàng. Bởi vì những loại này có nhiều vitamin A hơn loại có màu nhạt. thay đổi bữa ăn toàn bánh mì với cá hộp thịt nạc và rau tươi bằng bữa ăn giàu chất xơ.
Mọi người thường khó thay đổi lối sống, ví dụ như hút thuốc, ngay cả khi đã có những nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa việc hút thuốc và ung thư phổi. Đối với một số người việc thay đổi thói quen là một điều khó khăn và vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn để giúp cho họ có một lối sống khỏe mạnh hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!