Tưởng như cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn khi ngủ, nhưng nó lại đang diễn ra nhiều quá trình vô cùng kỳ lạ...
1. Nhiệt độ cơ thể hạ xuống
Khi bạn bắt đầu chìm vào giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần. Dấu hiệu này được truyền tới não bộ để giải phóng melatonin. Chất này có nhiệm vụ 'bật đèn xanh' báo hiệu cho toàn bộ cơ thể biết đã đến giờ nghỉ ngơi.
Vào khoảng 2h30' sáng, nhiệt độ cơ thể xuống thấp nhất. Đây cũng là thời điểm bạn có giấc ngủ sâu nhất.
2. Bạn đang giảm cân
Khi ngủ, trọng lượng cơ thể sẽ giảm hơn so với bình thường. Bởi lẽ bạn bị mất nước thông qua việc đổ mồ hôi, thở trong bầu không khí ẩm. Tình trạng này cũng xảy ra vào ban ngày, nhưng việc ăn uống đã bù đắp những thiếu hụt ấy.
Khi ngủ, cơ thể có những điều kỳ lạ bạn không biết được (Ảnh: Internet)
Nếu chỉ ngủ 1-2 giờ đồng hồ mỗi tối, bạn vô tình đã hủy hoại nỗ lực ăn kiêng và tập thể dục trong suốt một ngày. Muốn có vòng 2 hoàn hảo, hãy ngủ ít nhất 7h/ngày.
3. Bạn cao hơn
Khi ngủ, chiều cao của bạn sẽ được cải thiện hơn so với bình thường. Những đĩa đệm cột sống sẽ 'giãn nở' khi bạn ngủ bởi lẽ chúng không chịu nhiều lực chèn ép của trọng lượng cơ thể như khi bạn đứng hoặc ngồi.
Do đó, ngủ ở tư thế nằm nghiêng là hoàn hảo để phát triển chiều cao tối đa.
4. Huyết áp và nhịp tim đều giảm
Khi nghỉ ngơi, cơ thể không yêu cầu hệ thống tuần hoàn phải làm việc quá sức. Do đó, huyết áp và nhịp tim sẽ giảm. Vậy nên, nếu không ngủ đủ giấc, quy trình tự nhiên này sẽ bị đảo lộn, khiến bạn dễ mắc bệnh huyết áp cao từ khi còn rất trẻ.
5. Cơ bắp tạm thời tê liệt
Có vẻ như điều này thật phi lý, nhưng thực tế là cơ thể tạm thời tê liệt hoàn toàn mới cho phép bạn lạc vào những giấc mơ.
6. Mắt vẫn chớp, đảo
Trong những giấc ngủ ngắn hoặc 'ngủ gật', mắt hoạt động đảo qua đảo lại rất nhiều. Khoa học vẫn chưa thể giải thích vì nó lại xảy ra. Các giấc mơ cũng thường xuất hiện trong giai đoạn này.
7. Đầu óc 'đen tối' hơn
Không chỉ nam giới có hiện tượng '12h' trong giấc ngủ, mà phái yếu cũng nghĩ nhiều tới chuyện ấy hơn lúc yên giấc. Khi mới đi vào giấc ngủ, cơ thể cần nhiều ôxy hơn, kết quả là máu lưu thông trong cơ thể gấp gáp. Đây chính là lý do giải thích vì sao đầu óc chúng ta thường 'đen tối' hơn trong giấc ngủ.
8. 'Xì hơi' nhiều hơn
Bạn có thể không để ý hoặc không nghe thấy, nhưng hiện tượng 'xì hơi' xảy ra nhiều hơn khi ngủ. Bởi lẽ khi đó, các cơ ở hậu môn được phép nghỉ ngơi, nên khó kiểm soát việc này. May mắn là lúc ngủ, khứu giác sẽ bớt nhạy bén hơn, nên bạn thường không ngửi thấy mùi hôi.
Thực tế trên giải thích vì sao còi báo cháy được phát minh vì khi ngủ hầu như chúng ta không ngửi thấy mùi khói.
>> Xem thêm: Giải mã những hành động kỳ lạ trong giấc ngủ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!