Những người này không nên ăn rau cải, nếu không cẩn thận dễ rước họa vào thân

Dinh dưỡng - 04/16/2024

Là loại rau rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn rau cải. Thậm chí nếu không cẩn thận, bạn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Rau cải có vị cay rất đặc trưng, thường được dùng để muối chua, nấu canh hoặc ăn sống kèm với bánh xèo. Ngoài ra, loại rau này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Những người này không nên ăn rau cải, nếu không cẩn thận dễ rước họa vào thân

Rau cải xanh có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Rau cải xanh có công dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout.

Tuy nhiên cũng như nhiều loại rau khác, không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Những người sau đây cần cẩn thận khi ăn rau cải:

Bệnh nhân bị suy giáp

Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Người bị đau dạ dày

Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải.

Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầu bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.

Bà bầu có hội chứng trào ngược

Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Người bị viêm đường tiêu hóa

Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

Người bị táo bón

Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Người bị suy thận

Những người suy thận nặng không nên ăn rau bắp cải.

Nói chung rau cải xanh ăn sống (kể cả đã muối) đều không thích hợp với trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai.

Những người này không nên ăn rau cải, nếu không cẩn thận dễ rước họa vào thân

Dưa cải canh nấu cá chép giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da.

Những lưu ý khi dùng rau cải canh

1. Chế biến rau cải đúng cách:

Từ rau cải, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu hoặc luộc, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở vung trong khi nấu sẽ khiến lượng vitamin C trong rau bị tiêu hủy hết.

Trường hợp dùng rau cải muối chua thì cần đợi cho dưa đã chín hẳn và chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ tích lũy nhiều natri trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận.

Những người này không nên ăn rau cải, nếu không cẩn thận dễ rước họa vào thân

Tốt nhất nên nấu chín rau cải để ăn.

2. Rau cải ăn sống có được không?

Rau cải có thể dùng ăn sống. Những cây cải xanh còn non hoặc chưa quá già thường được sử dụng làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm hoặc ăn với bánh xèo, thịt nướng, thịt luộc.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rửa rau cho thật sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn và loại bỏ sạch ký sinh trùng, trứng sâu bọ và trứng giun sán bám dính trên rau trước khi ăn.

Rau bắp cải là loại thường được dùng để ăn sống nhiều nhất. Cách thường nhất là làm rau góp, trộn salad.

3. Rau cải kỵ với thực phẩm nào?

Bí đỏ: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

Những người này không nên ăn rau cải, nếu không cẩn thận dễ rước họa vào thân

Rau cải kỵ với thịt gà.

Thịt gà: Thịt gà không nên ăn chung với rau cải vì thịt gà tính cam ôn, trong khi rau cải cam hàn, ăn cùng nhau sẽ sinh ra kiết lỵ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!