Chức năng chính của tinh bột là chuyển hóa glucose thành năng lượng. Khi bạn tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột, nước bọt sẽ bao quanh và phá vỡ các phân tử tinh bột. Trong quá trình nhai, các phân tử này sẽ chuyển hóa thành dạng carb đơn giản mang tên maltose.
Khi maltose được hấp thụ vào ruột non, chúng bị phân hủy thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Deborah Lindner, giám đốc tại trung tâm y tế Bright Pink cho biết, các tinh bột còn dư thừa sau quá trình hấp thụ sẽ được tích trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu tinh bột bạn nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày:
Khoai tây
Các nghiên cứu được thực hiện trên chuột tại Trung tâm Y tế AMITA Adventist Hinsdale ở Illinoischo thấy, tiêu thụ tinh bột kháng khoai tây có thể thúc đẩy sự phát triển của probiotic trong đại tràng như Bifidobacterium và Lactobacillus.
Tiêu thụ tinh bột kháng khoai tây có thể thúc đẩy sự phát triển của probiotic trong đại tràng như Bifidobacterium và Lactobacillus.
Chuột thí nghiệm nuôi bằng chất xơ trong khoai tây cũng sở hữu nồng độ axit béo chuỗi ngắn cao. Những axit béo này đã được chứng minh có công dụng tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột và thậm chí ngăn ngừa viêm nhiễm cơ thể.
Ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt sở hữu một lượng lớn tinh bột. Tinh bột trong ngũ cốc nguyên hạt tốt cho cơ thể con người. Tinh bột này khi đi vào ruột sẽ lên men và tạo butyrate, một trong những axit béo chuỗi ngắn góp phần bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Theo Lori Zanini, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiêm người sáng lập chế độ dinh dưỡng 7 ngày cho người bệnh tiểu đường, tinh bột trong ngũ cốc có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, béo phì, bệnh tim mạch và ung thư đại trực tràng.
Bánh mì nguyên cám
Đây là loại bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám chứa cả mầm và phôi. Các nghiên cứu tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) đã chỉ ra, lúa mì nguyên hạt có thể giảm nguy cơ béo phì, ung thư, tiểu đường tuýp 2 và thậm chí là bệnh tim mạch. Cám và mầm trong loại thực phẩm này chứa một lượng lớn chất xơ, phytochemical và các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Lúa mì nguyên hạt có thể giảm nguy cơ béo phì, ung thư, tiểu đường tuýp 2 và thậm chí là bệnh tim mạch.
Cơm
Gạo là cung cấp tinh bột vô cùng tuyệt vời. Eliza Savage, bác sĩ kiêm chuyên gia dinh dưỡng và tiêu hóa tại trung tâm Middleberg Nutrition cho biết, cơ thể phải mất vài giờ để hoàn toàn tiêu hóa tinh bột kháng có trong loại thực phẩm này.
Tuy nhiên, mọi người nên hạn chế lượng tiêu thụ gạo. Sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này trong thời gian dài kèm với thói quen ít tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng.
Đậu
Đậu là một trong những nguồn cung cấp tinh bột kháng dồi dào nhất. Các nghiên cứu tại Trung tâm y tế San Francisco (Hoa Kỳ) cho thấy, thực phẩm chứa tinh bột kháng có thể làm tăng cảm giác no và kiểm soát lượng đường huyết trong máu ở mức thấp. Do đó, đậu cũng nằm trong chế độ ăn uống thân thiện với người bệnh tiểu đường.
Tinh bột kháng là một trong những nguồn cung cấp axit béo chuỗi ngắn tuyệt vời nhất nên chúng có thể cải thiện và duy trì sức khỏe tế bào đường ruột.
Hơn nữa, đậu cũng là loại thực phẩm thực vật duy nhất bổ sung hợp chất axit amin lysine quan trọng. Theo nhiều nghiên cứu, ăn đậu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, tiểu đường và kiểm soát nồng độ cholesterol xấu (LDL).
Đậu là một trong những nguồn cung cấp tinh bột kháng dồi dào nhất.
Chuối xanh
Ít người biết đến chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột. Nếu muốn hấp thụ lượng tinh bột bổ dưỡng này, bạn cần nấu chín để làm mềm chuối. Chuối chín là dấu hiệu cho thấy tinh bột và đường đã được hòa tan. Trong khi đó, tinh bột kháng và chất xơ là thành phần chính trong chuối xanh.
Đây là một trong những loại thực phẩm giàu tinh bột hàng đầu. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ chúng với số lượng vừa phải và hợp lý để tránh một số mặt trái của tinh bột.
(Nguồn: Stylecraze)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!