Nữ hoàng khởi nghiệp Thủy Muối qua đời ở tuổi 35 vì bệnh gì?

Thời sự - 04/19/2024

Trương Thanh Thủy hay còn gọi Thủy Muối qua đời ngày 25/1 (giờ Việt Nam) tại TP Los Angeles, bang California, Mỹ sau hơn 3 năm chống chọi với căn bệnh ung thư.

Nữ hoàng khởi nghiệp Thủy Muối qua đời ở tuổi 35 vì bệnh gì?

Thủy Muối qua đời ở tuổi 35

Tại bài đăng gần nhất trên trang cá nhân của Thủy Muối, nhiều người quen, bạn bè để lại lời vĩnh biệt nữ doanh nhân 35 tuổi.

Trương Thanh Thủy (sinh năm 1985) được BBC gọi là 'Nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam'. Năm 2015, Thủy được Forbes Việt Nam bầu chọn vào danh sách những gương mặt trẻ nổi bật '30 Under 30'.

Cô phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối vào năm 2016 khi nhập viện cấp cứu sau cơn đau lưng kéo dài 18 tiếng. Bác sĩ phát hiện 1/3 lá phổi của cô bị tràn dịch sau khi chụp X-quang.

Sau đó Thủy Muối bước vào giai đoạn điều trị ung thư phổi.

GS Mai Trọng Khoa – Nguyên Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết theo GLOBOCAN 2018, trên thế giới số ca mới mắc của ung thư phổi đứng hàng đầu với hơn 2 triệu người/năm, tỉ lệ tử vong cũng cao nhất trong số các bệnh ung thư với 1,76 triệu người/năm (18,4%). Tại Việt Nam, tính chung cả 2 giới, tỉ lệ mới mắc cũng như tử vong của ung thư phổi đứng hàng thứ nhất với tỉ lệ lần lượt là 14% và 19,5%.

Theo mô bệnh học, ung thư phổi chia thành 2 nhóm, ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 15%) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (khoảng 85%).

Hiện nay, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, nên hóa trị có vai trò quan trọng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư phổi không hề có triệu chứng nào, chỉ được phát hiện do khám sức khỏe định kỳ hay khám bệnh liên quan, hoặc khi biến chứng nặng. Triệu chứng ung thư phổi có thể chia thành các nhóm: triệu chứng phế quản, dấu hiệu lan tỏa và dấu hiệu ngoài phổi.

Dấu hiệu của ung thư phổi, người bệnh bị ho nhiều, ho dai dẳng: Dấu hiệu này giống với các bệnh cảm mạo thông thường vì vậy nhiều bệnh nhân không đi kiểm tra. Trên thực tế, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng có thể do phổi gây ra do viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, khi ho trong đờm có lẫn máu.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi chưa rõ ràng song người ta tìm thấy mỗi liên hệ giữa một số yếu tố với bệnh lý ác tính này. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tỉ lệ ung thư phổi tăng lên theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày. Tỉ lệ ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. 90% các trường hợp ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá.

Trong khói thuốc lá có đến hơn 40 chất có khả năng gây ung thư đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng (như: 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen), Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá. Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần. Hút thuốc thụ động trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ.

Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm môi trường cũng có thể gây ra ung thư phổi. Ví dụ do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ. Công nhân làm việc ở một số mỏ mỏ kền, mỏ phóng xạ… hay làm việc trong một số ngành công nghiệp hóa dầu, khí đốt, nhựa… có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!