Theo y học hiện đại, việc hít thở đưa không khí giàu O2 ít CO2 từ khí quyển vào phế nang và ngược lại đưa không khí nghèo O2 nhiều CO2 từ phế nang ra ngoài. Hô hấp là cánh cửa quan trọng của trao đổi chất. Oxy tham gia chu trình Creb giải phóng ATP cho hoạt động mô. Sản phẩm dị hóa là Cacbonic được đào thải ra ngoài. Nó là nguyên liệu cho quá trình đốt cháy tạo năng lượng để sinh công cho các cơ quan hoạt động, duy trì thân nhiệt. Oxy thường gọi là dưỡng khí, là một trong những chất cơ bản tạo ra và duy trì sự sống, vì nó duy trì sự sống của cơ thể con người.Nếu não không được cung cấp oxy thì sau 4 đến 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 - 10 phút đã bị tổn thương không hồi phục. Tất cả các nhóm phân tử cấu trúc chính trong các cơ thể sống như cácprotein,cacbohydrat, vàmỡđều chứa ôxy. Oxy là 1 trong 3 chất có nhiều nhất trong cơ thể sống bên cạnh carbon và hydro. Như vậy,trong cơ thể có rất nhiều quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau nên 3 chất này tham gia vào các phản ứng để sinh ra quá trình giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Hơn nữa, một vai trò phổ biến của oxy là tham gia vào quá trình vận chuyển máu bao gồm hồng cầu, hemoglobin… cũng như vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
Trong y học cổ truyền, thiên Sinh khí thông thiên luận sách Hoàng đế nội kinh tố vấncó viết: Khí trời là cái gốc của tính mệnh con người. Khí trong y học cổ truyền có 2 nghĩa: khí trời và khí lực. Khí trời (trong đó có dưỡng khí) qua tạng Phế vào cơ thể kết hợp với tinh hoa thức ăn ở tỳ vị để thành khí hậu thiên, từ đó lưu thông đến các tạng phủ khác và là động lực để các tạng phủ hoạt động, nên khí có nghĩa là năng lượng tạo ra trong cơ thể để cơ thể sống và hoạt động. Bí quyết để luyện tập có kết quả đó chính là luyện thở, bí quyết về thuật trường sanh là là luyện thở vì hơi thở là căn bản của sự sống, công phu tập thở gọi là khí công.
Phép chữa bệnh bằng khí công đã có lịch sử lâu đời, người xưa gọi là phép nhiếp sinh, sau này gọi là thuận sinh trong Hoàng đế nội kinh tố vấn có ghi chép về phép 'đạo dẫn thổ nạp' là điều luyện hơi thở, là luyện hô hấp nhằm gia tăng thể lực và trí tuệ. Về sau, trong sách Thiên kim yếu phương, Ngoại đài bí yếuvà trong các sách thuốc đời này qua đời khác cũng đều có ghi chép chữa bệnh bằng khí công. Tác dụng chủ yếu của phép chữa bằng khí công là thông qua sự điều hòa của khí và sự yên tĩnh của thần để kiện toàn nội tạng, để điều chỉnh công năng hoạt động của toàn bộ cơ thể. Hoặc trong sách Trung y khái luậnđã viết về tác dụng của khí công như sau: 'Phép chữa bệnh bằng khí công là thông qua sự yên lặng tâm thần, điều hòa hơi thở, làm cho cơ thể được tu dưỡng và đều đặn, nhờ đó mà đạt được kết quả phòng và chữa bệnh tật (đặc biệt là một số bệnh mạn tính), khôi phục lại sức khỏe, kéo dài thêm tuổi thọ'.
Việc hít thở không nên tự tập một mình mà cần phải có người hướng dẫn để tập đúng mới có hiệu quả và tránh việc tập sai gây tai biến.
Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, tuần hoàn và thần kinh
- Đối với hệ hô hấp, thở sâu có tác dụng đưa được nhiều dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi mà bình thường khí không đến được. Bên cạnh đó là luyện các cơ hô hấp như cơ liên sườn, cơ hoành, chống lại hiện tượng xơ cứng các khớp ở lồng ngực, do đó sẽ duy trì sức thở không bị giảm đi nhanh chóng theo tuổi tác.
DẤU HIỆU CHO THẤY MỘT NGƯỜI ĐANG THỞ KHÔNG ĐÚNG CÁCH
- Thường xuyên mệt mỏi: Hô hấp không hiệu quả gây thiếu oxy, năng lượng tạo ra không đủ để cung cấp cho các hoạt động hằng ngày.
- Đau mỏi cơ vùng vai gáy: Động tác hít thở bằng ngực không thể giúp phổi nở ra tối đa. Các cơ vùng vai, cổ và gáy phải hoạt động nhiều hơn nên các cơ bị co cứng , nhức mỏi.
- Thở miệng: Hệ hô hấp sẽ nhận nhiều oxy hơn mức cần thiết, giải phóng nhiều khí cacbonic hơn sẽ làm cơ thể dễ rơi vào trạng thái hồi hộp, đánh trống ngực, miệng bị khô và có mùi.
- Nín thở vô thức: Khi nhận ra bản thân có những đợt nín thở ngắn, vô thức thì đó là dấu hiệu chúng ta đang stress. Dấu hiệu này nhắc nhở bản thân nên dừng lại và hít thở sâu để lấy lại cân bằng.
- Đối với hệ tuần hoàn, khi thở sâu thì áp suất ở trong lồng ngực trử nên âm hơn, do đó máu về tim, phổi dễ dàng hơn. Đồng thời do cơ hoành hạ thấp xuống làm áp suất trong ổ bụng tăng lên, thúc đẩy máu đi tới trong tĩnh mạch, nên tạo tác dụng xoa bóp nội tạng. Như vậy, thúc đẩy khí huyết lưu thông tốt hơn, làm quá trình trao đổi khí biến máu đen thành màu đỏ được nhiều hơn.Trong lúc hít vào tối đa, cơ hoành co và hệ thống cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu đều co, tạng phủ bị ép tứ phía cũng như bị xoa bóp rất mạnh, máu trong tạng phủ phải chảy vào tĩnh mạch để về tim. Co bóp cơ hoành càng mạnh thì các cơ bụng, hông và đáy chậu phản ứng càng mạnh, máu càng đi về tim nhanh. Do đó, hệ thống cơ hoành và cơ bụng, hông và đáy chậu hỗ trợ và bổ sung cho tim. Biết cách thở sâu triệt để thì sẽ không có tình trạng ứ máu, tất cả tuần hoàn trong bụng sẽ chạy đều. Trong lồng ngực, lúc hít vào tối đa, áp suất trong khoang màng phổi bình thường đã âm do tính thun của phổi lại càng âm (thấp hơn áp suất bên ngoài cơ thể), ở khoang màng bụng thì áp suất dương (cao hơn áp suất không khí bên ngoài cơ thể) giúp cho máu chảy dễ dàng từ bụng lên tim một cách thuận lợi.
- Đối với hệ thần kinh, khi khí huyết lưu thông thì tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn. Khi hưng phấn tập trung vào việc luyện thở thì các vùng khác của vỏ não được nghỉ ngơi. Hệ hô hấp lại có trung khu thần kinh gần với các trung tâm thần kinh thực vật khác như tuần hoàn, tiêu hóa, nên khi thở sâu, điều hòa sẽ ảnh hưởng tốt đến các trung tâm thần kinh đó. Ví dụ: khi có chuyện làm lo lắng sợ hãi, nhịp thở rối loạn, tim đập hồi hộp, mặt tái xanh, đổ mồ hôi, mắc đi tiêu tiểu, buồn nôn… Nếu trấn tĩnh , thở đều, thở sâu, thì các triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật sẽ giảm hoặc biến mất.
Thở vốn là một phản xạ tự nhiên, vậy tại sao phải tập thở?
Hệ hô hấp vừa tự động: thở trong lúc ngủ và lúc ta không để ý tới thì việc hô hấp vẫn tự thực hiện, vừa chủ động : có thể tự điều chỉnh để nín thở hoặc thở nhanh hay chậm. Việc hô hấp được thần kinh động vật và thực vật chỉ huy, là điển hình bộ phận bắc cầu giữa thần kinh có ý thức và thần kinh tự động. Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình.
Chúng ta thường nghe câu: ai làm chủ được hơi thở thì người đó làm chủ được cuộc sống. Khi xảy ra biến cố chúng ta bình thản nhờ việc kiểm soát cảm xúc tốt hơn, tác dụng này đến từ việc kiểm soát được hơi thở của mình theo cơ chế của ảnh hưởng thở sâu trên hệ thần kinh. Khi không để ý thì vận động của hơi thở là tự phát, tùy theo các kích động của thần kinh hay cảm xúc mà nó diễn ra nhanh hay chậm, nông hay sâu, đều hay không đều. Trong cách hít thở thông thường, chúng ta chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ hô hấp phụ ở lồng ngực, ta chỉ tống không khí ra khỏi phần trên và phần giữa của phổi, còn phần đáy phổi sẽ có nhiều khí cặn. Nên việc hít thở sâu đến tận đáy phổi sẽ giúp đẩy hết khí cặn ra ngoài và làm cho không khí trong lành tràn vào. Thói quen hít thở sâu là cách rất tốtđể duy trì sức khỏe của phổi, giúp giải tỏa áp lực cho phổi và phổi sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, giúp phòng chống những bệnh về hô hấp như tắc nghẽn phổi, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Bên cạnh các tác dụng của việc thở sâu đối với hệ tuần hoàn, thần kinh, hô hấp như đã nói ở trên thì việc thở đúng cách còn giúp duy trì cân nặng hợp lý vì thúc đẩy nhanh hơn quá trình đốt cháy chất béo. Hình thành tư thế tốt cho khung xương: hít thở sâu, phổi được lấp đầy, lồng ngực nở, cột sống thẳng, xương vai được mở ra phía sau. Giảm đau, giảm viêm: hít thở đúng cách giúp cơ thể giải phóng endorphin.
(Xem tiếp kỳ sau)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!