Ngày càng có nhiều phụ huynh cố gắng giúp trẻ kiểm soát căng thẳng, đặc biệt liên quan đến bài tập về nhà.
Hãy thử hình dung con bạn trở về nhà sau 8 tiếng học ở trường, còn bạn vừa dứt khỏi một ngày làm việc dài. Bạn mệt và con bạn chắc chắn sẽ không thể tập trung vào bài tập về nhà ngay lập tức sau khi rời trường. Nhưng bản năng tự nhiên của bạn là giúp con cái làm bài tập, yêu cầu chúng tập trung vào nhiệm vụ, tắt hết thiết bị điện tử, hoàn thành bài tập. Điều gì sẽ xảy ra khi cha mẹ mất bình tĩnh với những đứa trẻ không tập trung? Thất vọng vô cùng và sự tức giận hiện rõ, tạo ra sự căng thẳng và nỗi buồn cho trẻ.
Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi Tutor Doctor cho thấy trong 1.758 gia đình trên khắp Canada, Mỹ, Anh và Australia, 95% đồng ý rằng những trợ giúp 'mang ý tốt' này làm tăng mức độ căng thẳng cho học sinh. Gần 93% gia đình nói rằng cảm thấy việc cố gắng giúp trẻ làm bài tập về nhà đang góp phần lớn vào mức độ căng thẳng chung trong ngôi nhà của họ. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết toán là môn khó nhất với trẻ.
Chính cha mẹ là nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ (Ảnh minh họa: Internet)
Cùng với tiêu chuẩn học thuật, thể thao và thể chất ngày càng khắt khe, không có gì lạ khi một số người gọi thế hệ trẻ bây giờ là 'thế hệ căng thẳng'. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm đáng kể những căng thẳng này mà không cần chương trình công nghệ hay lớp học bắt buộc nào. Để giúp giảm bớt lo lắng ở trẻ, hãy loại bỏ những áp lực trong ngôi nhà, trẻ đã có đủ điều này từ trường học.
Nếu trẻ đang phải vật lộn với vấn đề bài tập về nhà hay một môn học nào đó ở trường, cha mẹ hãy:
- Hãy cho trẻ thời gian để tự phát hiện ra lỗi thay vì ngay lập tức chỉ cho chúng.
- Hãy để trẻ hiểu rằng việc mắc lỗi là bình thường, không ai hoàn hảo cả.
- Hãy để trẻ biết chúng có thể nhận được sự giúp đỡ từ gia sư hoặc giáo viên.
- Hãy đưa cho trẻ những ví dụ thực tế về những gì không hoàn toàn đúng bạn đã làm khi còn nhỏ và cho chúng biết cách bạn sửa chữa lỗi lầm.
- Cuối cùng, đừng để công việc căng thẳng và các bận tâm cuộc sống ảnh hưởng đến cách bạn giúp đỡ và giao tiếp với trẻ. Hãy để những điều đó ở cửa, đừng đem vào nhà.
Căng thẳng từ việc học có thể trở thành 'dịch bệnh' trong gia đình, nhưng chỉ khi bạn để nó diễn ra. Hãy lùi một bước, để cho trẻ tự giải quyết các vấn đề của mình trước tiên và chỉ tham gia khi cần thiết. Trẻ đã có đủ áp lực để lo lắng và không cần cha mẹ tạo thêm.
>> Xem thêm: Bé trai làm bài trên xe buýt: Áp lực học tập đè trên vai trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!