Phương pháp giúp giảm lượng đường nạp vào cơ thể

Dinh dưỡng - 04/20/2024

Sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chứa đường.

Tác hại của đường tinh luyện mang lại

Thúc đẩy quá trình lão hóa

Phương pháp giúp giảm lượng đường nạp vào cơ thể

Đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử protein mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô, dẫn đến lão hoá ở da và các bộ phận khác. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Làm tăng cân

Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng sẽ cung cấp nhiều calo. Trong khi đó, nguyên nhân chính của tình trạng tăng cân và béo phì lại chính là do tiêu thụ quá nhiều calo. Ngoài ra, ăn nhiều đường chỉ cung cấp calo chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt thiếu chất xơ có thể gây ra cảm giác thèm tinh bột hoặc đường - 2 chất có xu hướng làm bạn tăng cân.

Dẫn đến tiểu đường type 2

Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo: nên hạn chế tiêu thụ đường và lựa chọn cho các chất làm ngọt nhân tạo để làm thỏa mãn cảm giác thèm ngọt và điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, nên kết hợp theo dõi lượng calo hấp thụ vào cơ thể để giúp ngăn ngừa cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.

Có hại cho răng

Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường có thể thúc đẩy sâu răng. Bởi vì đường giúp 'nuôi' những loại vi khuẩn sản sinh ra axit ăn mòn men răng của bạn, làm tăng nguy cơ sâu răng và mắc bệnh răng miệng. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.

Gây ra stress

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào.

Các phương pháp có thể được sử dụng để giảm lượng đường

- Hạn chế sử dụng tất cả các loại nước ngọt, bao gồm cả trà uống sẵn, cà phê uống sẵn hoặc cho thêm đường vào đồ uống của bạn kể cả cà phê. Nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.

- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường, bánh kẹo ngọt, mứt, xi rô…

- Hạn chế lượng đường bạn thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn. Chọn các kích cỡ xuất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng.

- Ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường

- Đọc nhãn thực phẩm, chọn các sản phẩm chứa lượng đường ít hơn

Ngoài giảm lượng đường tự do, chúng ta cũng cần sử dụng các loại gạo, ngũ cốc ít qua chế biến, sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt để giữ lại được lượng vitamin nhóm B, chất xơ và một số loại chất khoáng và protein. Đồng thời, người ăn nên hạn chế các loại chất bột, đường ngọt, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời giúp ngăn ngừa các loại suy dinh dưỡng và một loạt các bệnh và bệnh tật không lây nhiễm. Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng nhiều của các loại thực phẩm chế biến, đô thị hóa nhanh chóng và lối sống ngày càng phát triển, cách ăn uống của con người đã thay đổi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!