Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

Sức khỏe giới tính - 11/24/2024

Ngoài ra, thiếu vitamin D, tiếp xúc nhiều với hóa đơn bán hàng, thiểu ngủ... cũng là những yếu tố bất ngờ gây hại 'cậu nhỏ'.

Sự cương cứng có được là do máu được bơm vào các thể hang bên trong dương vật. Vì vậy, những yếu tố cản trở hoạt động trên như bệnh béo phì, thói quen hút thuốc lá… đều có tác động đến quá trình cương dương.

Dưới đây là 8 điều bất ngờ có thể ảnh hưởng đến khả năng ‘chào cờ’ của ‘cậu nhỏ’.

1. Hóa đơn bán hàng

Những loại giấy in nhiệt và mực sử dụng cho việc in hóa đơn ở hầu hết các siêu thị đều chứa hàm lượng cao bisphenol-A (BPA), hóa chất khiến cơ thể kích thích sản sinh nội tiết tố nữ ostrogen. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ostrogen kết hợp với một số thay đổi trong nội tiết tố gây ra bởi BPA làm rối loạn sự cương cứng. Biên lai ATM, thẻ hành lí sân bay và vé số đều được in trên các loại giấy hàm lượng BPA cao. Hơn nữa, nhựa cứng và đồ hộp cũng là những nguồn chứa BPA thường gặp.

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

2. Món tráng miệng

Dùng đường, kể cả một miếng bánh hay cốc soda cũng làm gia tăng nồng độ đường huyết, kích thích cơ thể tiết hoóc-môn insulin. Các nhà khoa học Ireland và Mỹ cho rằng, hoạt động này làm tê liệt quá trình sản sinh nội tiết tố nam testosterone, kết quả là nam giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh thức ‘cậu nhỏ’. (Mối quan hệ giữa đường-insulin-testosterone giải thích lí do vì sao nồng độ testosterone tăng cao nhất vào buổi sáng và gây nên tình huống ‘dựng lều’ – thời điểm lượng đường ở mức thấp nhất).

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

3. Mất ngủ

Kết quả từ nghiên cứu của ĐH Chicago (Mỹ) cho thấy, hàm lượng testosterone sụt giảm 10% ở những người đàn ông khỏe mạnh nhưng ngủ ít hơn 5 tiếng trong một vài ngày liên tục. Giấc ngủ là điều kiện cần cho quá trình tiết testosterone và nếu bạn ngủ không đủ giấc (khoảng 8 tiếng/ngày), thì cũng không nên ngạc nhiên nếu ‘cậu nhỏ’ ngày càng ‘khó bảo’.

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

4. Ngủ cùng em bé

Một nghiên cứu từ ĐH Northwestern cho thấy, ngủ cùng với trẻ sơ sinh làm giảm quá trình tiết testosterone đến 7%. Vấn đề ở đây không phải do rối loạn giấc ngủ do em bé quấy khóc mà các nhà khoa học đã có bằng chứng xác thực cho hiện tượng suy giảm hoóc-môn khi nằm cạnh trẻ sơ sinh.

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

5. Đậu nành

Nghên cứu từ Khoa Y ĐH Harvard cho thấy, thành phần của các bữa chay luôn xuất hiện những nguyên liệu ‘có tính chất như ostrogen’. Một lượng đậu nành nhỏ không thể giết chết ham muốn tình dục nhưng bữa ăn kiêng với nhiều món làm từ thực phẩm này hoặc đồ ăn trong bữa ăn hàng ngày chứa đậu nành có thể là nhân tố cản trở sự cương dương.

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

6. Ở trong nhà thường xuyên

Vitamin D có vai trò quan trọng trong sản xuất testosterone. Các nghiên cứu ở Đức và Australia đều kết luận, thiếu hụt vitamin D do không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc không cung cấp đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày làm giảm 20% lượng nội tiết tố nam thậm chí là nhiều hơn. 

Các nhà khoa học ở Khoa Y ĐH Harvard khuyến cáo, mỗi người chỉ cần tắm nắng trong khoảng 15 phút vào sáng sớm để là đủ lượng vitamin D cho cả ngày.

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

7. Chạy bộ quá nhiều

Nghiên cứu của ĐH Conlumbia cho thấy, chạy bộ trên 60km/tuần làm sụt giảm hoóc-môn testosterone 17%. Việc chạy quá nhiều làm gián đoạn tương tác giữa não bộ và tuyến chịu trách nhiệm tiết testosterone. Chính vì thế, những vận động viên chạy đường trường có nồng độ nội tiết tố nam thấp.

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

8. Rượu

Các chất trong những loại đồ uống như hoa bia trong bia, đồng đẳng alcol trong rượu làm sản sinh các chất có hoạt tính giống ostrogen gây suy giảm nội tiết tố nam. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đúng với những đối tượng uống rượu quá nhiều (khoảng trên 500ml/ngày).

Rối loạn cương do... trẻ sơ sinh

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Ngọc Luyện (Theo MH)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!