Khi nhắc đến rối loạn tăng động thiếu tập trung (tiếng Anh: Attention-deficit hyperactivity disorder-ADHD), người ta thường nghĩ đến một dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em. Song một vài nghiên cứu mới đã cho thấy, ADHD xuất hiện ở cả người lớn. Nghiêm trọng hơn, đa số các ca mắc bệnh không được hoặc không dễ chẩn đoán vì khó nhận biết các triệu chứng.
Theo một báo cáo được đăng trên tạp chí y học Med Page Today, các nhà khoa học Châu Âu cho rằng ADHD ở người lớn kéo dài đến những năm cuối đời họ. Trên thực tế, các bệnh nhân ADHD trưởng thành có độ tuổi từ 16 – 65. Theo một báo cáo được trình bày tại hội nghị Tổ chức Nghề nghiệp Mỹ về ADHD và các rối loạn liên quan thì 3% số người trưởng thành ở Hà Lan mắc ADHD có độ tuổi trên 60.
ADHD có thể gặp ở người trưởng thành từ 16-60 tuổi (ảnh: Internet)
Trong rất nhiều năm, người ta tin rằng rối loạn tâm lý này chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy triệu chứng vẫn hiện diện ở giai đoạn trưởng thành trong rất nhiều trường hợp. ADHD không phát triển nhanh hơn ở người lớn hay người già và thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như bồn chồn, đãng trí, vừa lo âu vừa trầm cảm.
Có hai khó khăn chính trong chẩn đoán ADHD ở người lớn. Một là đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ghi nhận về cách mà ADHD ảnh hưởng đến người già. Hầu như không có thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu dịch tễ về ADHD tiến hành ở người trên 50 mặc dù thực tế có nhiều người đã đi khám bệnh vì chứng bệnh này.
Hai là triệu chứng của ADHD rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh Alzheimer. Đây là lý do nhiều bác sĩ đa khoa và chuyên gia sức khỏe tâm thần nhầm lẫn với các triệu chứng như trí nhớ ngắn hạn có vấn đề hoặc không thể tập trung vào một việc.
Triệu chứng của ADHD dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh Alzheimer (Ảnh minh họa: Internet)
Bác sỹ Martin Wetzel, phó giáo sư Tâm thần học của trường Đại học Y Nebraska (Mỹ) cho biết khóa đào tạo dành cho những chuyên gia về ADHD ở người trưởng thành diễn ra cực kỳ vất vả. Việc các bác sỹ không cho rằng ADHD xuất hiện ở người trên 60 tuổi khiến cho bệnh dễ bị bỏ qua. Việc sàng lọc ADHD cũng không hề đơn giản. Không có xét nghiệm máu hay xét nghiệm hình ảnh nào có thể phân biệt rõ ràng; về cơ bản, ADHD là một chẩn đoán lâm sàng thông qua việc trả lời các câu hỏi và đánh giá toàn diện.
Bác sỹ Lenard Adler, giáo sư tâm thần học ở Trường Đại học Y New York cho biết: gần 60% số trẻ đã được chẩn đoán mắc ADHD sẽ vẫn gặp rối loạn này khi lớn lên. Vì ADHD ở người lớn thường không được chẩn đoán, những người này sẽ quen với rối loạn và học cách để thích nghi với nó. Một số người vô tình hình thành thói quen để tự kiểm soát bản thân. Có nhiều trường hợp người trưởng thành mắc ADHD trên 50 đã khởi phát bệnh từ khi 7 tuổi. Điều đó cho thấy, ADHD có thể xuất hiện từ sớm, song triệu chứng lại kéo dài cả đời.
Trong khi trẻ mắc ADHD thường gặp các vấn đề về hành xử đúng mực ở trường học thì người lớn sẽ gặp khó khăn khi cần tập trung và những công việc thường ngày. ADHD xảy ra ở người lớn và trẻ em đều áp dụng một kiểu điều trị. Các bác sỹ thường kê thuốc kích thích để giảm ADHD hoặc trị liệu tâm lý.
Giúp người mắc ADHD giảm bệnh đãng trí (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
>> Xem thêm: Chuyên đề video về chứng Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Ngọc Hòa (Latinoshealth, Well.blogs, Health)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!