Sản phụ sinh ra 2 đứa trẻ cùng lúc nhưng bác sĩ lại nói rằng không phải sinh đôi, sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng

Làm mẹ - 03/29/2024

Hai em bé sinh ra cùng 1 lúc nhưng thực chất lại được hình thành từ 2 lần mang thai riêng biệt.

Sản phụ sinh ra 2 đứa trẻ cùng lúc nhưng bác sĩ lại nói rằng không phải sinh đôi, sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng

Mới đây có một sản phụ đã sinh ra 2 đứa trẻ sau cuộc vượt cạn. Người thân của sản phụ vô cùng vui mừng vì bỗng nhiên gia đình có thêm hẳn 2 thiên thần, cũng vì trước nay trong gia đình chưa có trường hợp nào sinh hai bé như thế cả. Ai cũng hớn hở nói 'sinh đôi' nhưng sau khi bác sĩ nghe được thì liền sửa lại lời họ. Bác sĩ nói 2 đứa cháu của họ không phải sinh đôi, dù được sinh ra cùng 1 lúc. Khỏi phải nói gia đình ấy kinh ngạc đến thế nào.

Trường hợp trẻ sinh đôi thường được chia ra làm 2 khả năng, đó là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Sinh đôi cùng trứng được hình thành từ cùng một trứng và một tinh trùng nhưng vì một lý do nào đó, phôi sẽ được chia ra và phát triển thành 2 bào thai. Cả hai bào thai này thường có thành phần và cấu trúc nhiễm sắc thể hoàn toàn giống nhau.

Sản phụ sinh ra 2 đứa trẻ cùng lúc nhưng bác sĩ lại nói rằng không phải sinh đôi, sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng

Với cặp song sinh khác trứng hay còn gọi là cặp song sinh không giống nhau, là hiện tượng hai quả trứng cùng rụng một lúc và thụ thai với hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt trong cùng một đợt. Các cặp sinh đôi khác trứng sẽ có nhiều sự khác biệt về mặt di truyền hơn so với trường hợp sinh đôi cùng trứng. Cấu trúc ADN của 2 đứa trẻ chỉ giống nhau chừng 50%. Vì vậy, hai bé sinh đôi khác trứng mặc dù cùng sinh ra một lúc, nhưng không nhất thiết có cùng giới tính hay có ngoại hình giống nhau hoàn toàn.

Nhưng em bé của gia đình sản phụ trong câu chuyện phía trên không thuộc về trường hợp nào trong 2 trường hợp trên. Vì thế bác sĩ mới nói 2 đứa bé ấy không được gọi là sinh đôi. Chúng cũng được sinh ra cùng lúc nhưng lại thuộc về trường hợp thứ 3: đó là việc mang thai lặp lại, mang thai khi đang mang thai.

Về lý thuyết, khi một người phụ nữ đang mang thai thì không thể tiếp tục mang thai. Nhưng vẫn có xác suất rất nhỏ phụ nữ đã mang thai vẫn tiếp tục rụng trứng và mang thai thêm lần nữa. Cụ thể, trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh thành công và người mẹ xác định đã mang thai thì trong cùng tháng đó, người phụ nữ lại có thêm 1 lần rụng trứng thứ 2. Nếu thuận lợi gặp được tinh trùng, trứng sẽ tiếp tục được thụ tinh và người mẹ mang thai lần thứ 2. Thực tế về những trường hợp như thế đã được khoa học ghi nhận, dù rất hiếm khi xảy ra. Hai em bé được sinh ra cùng 1 lúc nhưng thực chất lại được hình thành từ 2 lần mang thai riêng biệt.

Sản phụ sinh ra 2 đứa trẻ cùng lúc nhưng bác sĩ lại nói rằng không phải sinh đôi, sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng

Những phụ nữ nào có cơ hội mang thai đôi nhiều hơn?

Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người mang thai đôi, xác suất để bạn mang thai đôi cũng lớn hơn. Nếu trong vòng 3 thế hệ ở cả hai bên vợ và chồng đều không có người mang thai đôi, vậy tỷ lệ bạn có thể làm được điều đó là cực kỳ nhỏ bé.

Thừa cân:Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh đôi ở những phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 sẽ cao hơn bình thường. Khi trọng lượng tăng, các hormone estrogen và progestorone sẽ được sản xuất nhiều hơn. Chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến khả năng sinh đôi sẽ cao hơn. Tuy nhiên, những mẹ 20-25 tuổi nên cẩn thận nhé! Vì chỉ số BMI trên 30 cũng cho thấy bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu không kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực với thai kỳ.

Tuổi của người mẹ:Nếu phụ nữ mang thai trên 30 thì tỷ lệ này sẽ cao hơn, bởi vì ở độ tuổi này, cơ thể phụ nữ sẽ giải phóng nhiều nội tiết tố FSH, một hormone có tác dụng kích thích việc rụng trứng, dẫn đến tăng khả năng rụng hai quả trứng cùng lúc.

Uống nhiều sữa:Các chuyên gia về sinh sản đã có nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa trong thời gian dài có khả năng sinh đôi cao gấp 5 lần so với phụ nữ không tiêu thụ sữa thường xuyên.

Sản phụ sinh ra 2 đứa trẻ cùng lúc nhưng bác sĩ lại nói rằng không phải sinh đôi, sự thật khiến ai cũng ngỡ ngàng

Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm:Thực phẩm có độ kiềm cao rất tốt cho sự sống của tinh trùng. Tinh trùng càng tồn tại lâu thì càng tốt cho vấn đề sinh đôi. Tảo bẹ, cháo kê, sữa đều là những thực phẩm có hàm lượng kiềm cao.

Khi mang thai đôi sản phụ cần chú ý những gì?

- Tránh quan hệ vợ chồng khi mang thai: Mang thai đôi khác với mang thai đơn, vì thế chuyện quan hệ vợ chồng được khuyến cáo nên tránh nếu bạn đang mang 2 thai nhi trong bụng.

- Sản phụ nên ăn nhiều các thực phẩm tốt cho trí não thai nhi, ví dụ quả óc chó.

- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.

- Hạn chế đến nơi đông người để tránh lây nhiễm mầm bệnh, đảm bảo 1 thai kỳ khỏe mạnh.

- Tập những động tác thể dục phù hợp, tránh làm các công việc nặng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!