Teo tinh hoàn - Nguy cơ gây hiếm muộn

Giới tính - 11/24/2024

Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính..

Teo tinh hoàn - Nguy cơ gây hiếm muộn

Tinh hoàn là bộ phận tập trung những tế bào mầm cơ bản có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng và tế bào Leydig (có nhiệm vụ sản xuất hormon testosterone) quyết định giới tính, khả năng sinh sản của nam giới. Teo tinh hoàn là căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến khả năng tình dục, tỷ lệ hiếm muộn cao, tuy nhiên vẫn còn cơ hội nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây teo tinh hoàn: Do tuổi tác, tinh hoàn bị tổn thương, tác dụng của phóng xạ hay hóa chất. Do dùng các thuốc có chứa chất corticosteroid và một số thuốc hóa trị. Do cơ thể bị các virut tấn công như virut quai bị, HIV... Do máu không thể lưu thông đến tinh hoàn một cách bình thường. Do bị giãn mạch thừng tinh...

Teo tinh hoàn ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào? Teo tinh hoàn gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai loại tế bào mầm cơ bản ở tinh hoàn, là nguyên nhân làm giảm khả năng tình dục và gây hiếm muộn. Ngoài ra, teo tinh hoàn còn ảnh hưởng đến cơ bắp và xương, làm cho cơ thể tăng cân, thay đổi tính tình...

Điều trị teo tinh hoàn cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, với các trường hợp teo tinh hoàn, các bác sĩ chuyên khoa có thể dùng thuốc kích tinh hoàn to lên, sau đó tiếp tục quá trình kích để tinh hoàn sinh tinh trùng, nuôi dưỡng tinh trùng đủ số lượng và chất lượng để có thể thụ tinh...

Lưu ý, điều trị hiếm muộn do teo tinh hoàn là chặng đường dài đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và hợp tác tốt với bác sĩ. Khi bị teo tinh hoàn, chế độ ăn uống không giúp ích được người bệnh, quan niệm 'ăn gì bổ nấy': ăn tinh hoàn dê, ngẩu pín bò... là không có tác dụng.

Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần chăm sóc bộ phận sinh dục. Cần để ý, phát hiện sớm các bất thường ở bộ phận sinh dục của con. Nếu thấy tinh hoàn không nằm đúng chỗ, tinh hoàn nhỏ hơn bình thường thì đưa con đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời... Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên quan sát những thay đổi của tinh hoàn. Không để tinh hoàn bị chấn thương. Đề phòng một số bệnh làm suy yếu đời sống tinh trùng. Khi trẻ bị quai bị, cần chăm sóc trẻ đúng cách để tránh những biến chứng viêm tinh hoàn khiến cho tinh hoàn bị teo dần... ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản khi đến tuổi trưởng thành.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!