Tỏi vốn là loại gia vị có phần 'nặng mùi' nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trong tỏi có rất nhiều hoạt chất chống viêm giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm xảy ra bên trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn chứa nguồn chất chống oxy hóa và vitamin dồi dào nên vô cùng có lợi trong việc tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các chứng bệnh thông thường như cảm cúm. Một điểm hấp dẫn nữa là tỏi cũng được xếp vào nhóm thực phẩm top đầu trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư hiệu quả.
Dù chứa vô vàn lợi ích là thế nhưng khi ăn tối, bạn cần nhớ lưu ý tránh mắc phải 3 điều 'tối kỵ' sau đây để không biến tỏi trở thành thứ gây hại sức khỏe.
1. Không ăn tỏi khi mắc bệnh tả
Với những người có sức khỏe bình thường thì việc ăn tỏi rất có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, với những người đang trong thời gian mắc bệnh tả thì tỏi lại là loại thực phẩm nên tránh xa. Bởi lẽ, lượng allicin trong tỏi có thể làm tăng sự kích thích của thành ruột, từ đó gây ra tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề và khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra những biến chứng khó kiểm soát.
2. Đừng tham lam mà ăn quá nhiều
Tất cả chúng ta đều biết rằng, tỏi có thể gây cay mắt và khó chịu trong một thời gian ngắn. Điều này xuất phát từ chất allicin có trong những tép tỏi. Nếu bạn tham làm mà cho nhiều tỏi khi chế biến thức ăn thì không chỉ chứng đầy hơi, khó tiêu xuất hiện mà dạ dày còn dễ bị nóng trong. Hậu quả là ruột non cũng sẽ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng táo bón, viêm dạ dày hoặc các bệnh nghiêm trọng khác...
Trong trường hợp muốn ăn tỏi hàng ngày, bạn chỉ nên cho vào từ 1 - 2 tép tỏi nhỏ là đủ. Đừng ăn quá nhiều dù cho mùi thơm của nó có hấp dẫn đến thế nào vì cuối cùng nó vẫn có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
3. Không ăn tỏi khi bụng đói
Bạn không nên ăn tỏi khi bụng đang trống rỗng bởi nó có thể gây loét dạ dày. Chất allicin từ tỏi sẽ làm cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, gây nóng trong dạ dày và dẫn đến nhiều tác hại xấu cho các cơ quan bên trong.
Source (Nguồn): Sohu, Sina
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!