Trắc nghiệm: Sức khỏe của đàn ông

Giới tính - 11/24/2024

Nguyên nhân nào thường khiến nam giới vô sinh là những thắc mắc hay gặp về sức khỏe của cánh mày râu.

Nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương / Bạn hiểu đàn ông đến đâu? Thử làm bài trắc nghiệm dưới đây để xem bạn đã hiểu đúng và đủ về sức khỏe nam giới chưa nhé.

1. Tới tuổi 50, bao nhiêu phần trăm nam giới gặp vấn đề về hói đầu?

a) 50%

b) 60%c) 55%

d) 65%

Câu trả lời đúng: a. Rụng tóc là vấn đề hay gặp, tác động tới một nửa nam giới ở độ tuổi 50 và hơn 3/4 nam giới trên 70 tuổi. Thuật ngữ y tế gọi tình trạng này là rụng tóc liên quan đến hoóc môn Androgen. Có nhiều cách điều trị sẵn có - bao gồm các phương pháp dùng thuốc hay thực phẩm bổ sung - nhưng hầu hết nam giới cho biết các cách họ thử đều ít hiệu quả.

2. Bụng phệ tuổi trung niên (mỡ thừa quanh bụng có khuynh hướng xuất hiện sau tuổi 30) là không thể tránh được?

a. Đúng vậy, ai cũng gặp tình trạng này, nhất là nam giới.

b. Đúng nhưng chỉ khi bạn mang gene này.

c. Không, tình trạng đó khá phổ biến nhưng không phải ai cũng bị.

d. Không, nó chỉ xảy ra ở người ít tập thể dục.

Câu trả lời đúng: c: Bụng phệ ở tuổi trung niên là tình trạng phổ biến nhưng không phải là không tránh được.

Bụng bia, lốp dự phòng, bụng hình bánh kem... đều là những cách gọi để chỉ phần mỡ thừa ở phần giữa cơ thể. Đây là nỗi phiền muộn của không ít nam giới (và cả phụ nữ) bước vào tuổi trung niên. Nó là hệ quả của một số yếu tố nhưng hầu hết chúng ta có xu hướng ít vận động hơn khi có tuổi, đi liền với sự thay đổi nội tiết khiến các thớ cơ trên cơ thể co lại, thay vào đó là mỡ tập trung quanh vùng bụng. Gene có thể làm tình trạng này tốt hơn hay xấu đi, nhưng không phải là nguyên nhân chính.

May mắn là, có cách để ngăn ngừa hay giảm tình trạng này. Bạn chỉ cần duy trì lượng cơ trên cơ thể (bằng cách tập một số bài thể dục như nâng tạ, chống đẩy hay động tác squat - hạ người xuống như ngồi ghế, đùi song song sàn nhà). Nhưng chỉ tập thể dục không thôi chưa đủ. Giảm bớt bia rượu cũng giúp bớt tích tụ chất béo ở bụng.

3. Một người đàn ông bị rối loạn chức năng cương khi anh ta:

a. Không thể cương cứng.

b. Xuất tinh quá sớm. Gặp trục trặc trong việc cương cứng hay duy trì độ cương, vì thế không thể xâm nhập khi làm 'chuyện ấy'.

d. Ít ham muốn sex.

Câu trả lời đúng là c: Một người đàn ông bị rối loạn chức năng cương khi anh ta gặp trục trặc trong việc cương cứng hay duy trì độ cương, vì thế không thể xâm nhập khi hành sự.

Rối loạn cương không phải là việc giảm ham muốn tình dục hay không có khả năng đạt cực khoái hoặc xuất tinh. Xuất tinh sớm và xuất tinh ngược dòng (vào bàng quang) cũng là các vấn đề khác. Ở bất cứ độ tuổi nào, thi thoảng bị rối loạn cương là bình thường và không có gì đáng lo. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do uống rượu bia quá nhiều, thiếu ngủ hay căng thẳng. Tuy nhiên, khi rối loạn cương thường xuyên hay nghiêm trọng có thể tiềm ẩn mối nguy phá hủy hạnh phúc lứa đôi và là chỉ điểm cho thấy bạn tiềm ẩn vấn đề sức khỏe. Vì vậy, nếu rơi vào tình trạng này, tốt nhất là nên đi khám nam khoa. Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn cương hiệu quả.

Trắc nghiệm: Sức khỏe của đàn ông

Đàn ông bị rối loạn chức năng cương khi anh ta gặp trục trặc trong việc cương cứng hay duy trì độ cương (Ảnh minh họa: Internet)

4. Rối loạn chức năng cương phổ biến như thế nào?

a. Rất hiếm và thường chỉ gặp ở nam giới trên 70 tuổi.

b. Thường gặp, cứ 5 nam giới trên 40 tuổi thì có ít nhất một người bị.

c. Cứ 10 nam giới trên 40 tuổi thì ít nhất một người bị.

d. Cứ 50 nam giới trên 40 tuổi thì có khoảng một người bị.

Câu trả lời đúng là: b. Rối loạn cương thường xảy ra với ít nhất 1/5 nam giới trên 40 tuổi. Tình trạng này tăng lên là 2/3 ở nam giới trên 70 tuổi.

5. Có phải tất cả đàn ông được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến đều cần phẫu thuật?

a. Có

b. Không

Câu trả lời đúng: b: Không. Hiệp hội tiết niệu Australia và New Zealand khuyến cáo rằng một khối u ở nam giới đầu tiên cần được xem xét liệu có 'nguy cơ thấp' không trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và sinh thiết kết hợp với một số chẩn đoán hình ảnh. Nếu ung thư có nguy cơ thấp, các bác sĩ khuyên nên theo dõi tích cực trước khi áp dụng các phương pháp điều trị.

Việc điều trị sẽ được cân nhắc đến các yếu tố: tuổi tác, loại ung thư tiền liệt tuyến và các tình trạng sức khỏe liên quan khác.

Trắc nghiệm: Sức khỏe của đàn ông

Không phải tất cả đàn ông được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến đều cần phẫu thuật (Ảnh minh họa: Internet)

6. Điều gì dưới đây về ung thư tiền liệt tuyến là không đúng?

a. Ung thư tiền liệt tuyến thường không gây triệu chứng gì.

b. Ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ, ung thư tiền liệt tuyến thường chưa biểu hiện triệu chứng gì.

c. Khi nam giới có các triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến, nó thường bao gồm tiểu khó.

d. Có máu trong nước tiểu là một triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến nhưng không phải là một triệu chứng điển hình.

Câu trả lời đúng: a. Ung thư tuyến tiền liệt không gây ra bất cứ triệu chứng nào.

Ở giai đoạn sớm của ung thư tuyến tiền liệt, khi khối u còn nhỏ, thường không có triệu chứng và nó có thể kéo dài nhiều năm trước khi một số nam giới có biểu hiện thực sự nào đó. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng thường bao gồm một số dạng như khó tiểu (tiểu không thành dòng, tiểu ngắt quãng, thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm, hay đau khi đi tiểu). Có máu trong nước tiểu có thể là triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến nhưng không phải là triệu chứng điển hình.

7. Bệnh gì dưới đây liên quan đến việc nam giới sinh con muộn (có con khi đã hơn 40 tuổi):

a. Ung thư tuyến tiền liệt.

b. Bệnh tâm thần phân liệt.

c. Tự kỷ.

d. Cả b và c.

Câu trả lời đúng: d: Nếu bố bạn từng bị ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là trước 60 tuổi, thì sau này bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Ngoài ra cũng có đột biến gene (BRCA1 và BRCA2) di truyền trong gia đình có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng tuổi của người cha khi bạn được thụ thai không liên quan tới ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa tuổi người cha khi thụ thai con có thể làm gia tăng các bệnh về thần kinh, bao gồm tự kỷ và tâm thần phân liệt.

8. Quần chật có thể gây ung thư tinh hoàn không?

a. Có. Quần chật có thể làm tăng nhiệt độ vùng bìu, từ đó tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.

b. Có. Quần chật cản trở lưu thông máu đến tinh hoàn và điều này làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.

c. Không. Các nghiên cứu cho thấy quần chật không làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.

d. Không. Các chuyên gia không tin rằng quần chật làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn nhưng chưa có nghiên cứu chứng minh điều này.

Câu trả lời đúng: d. Không. Các chuyên gia không tin rằng quần chật làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn nhưng chưa có nghiên cứu chứng minh điều này.

Đồ lót và quần chật có thể tăng nhiệt độ cho tinh hoàn nam giới và dẫn tới giảm số lượng tinh trùng và tăng nguy cơ ung thư là một lời đồn thổi phổ biến. Theo các bác sĩ, các bằng chứng hiện tại chưa ủng hộ quan điểm rằng quần chật liên quan tới ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, việc làm ấm tinh hoàn nam giới cho thấy làm giảm số lượng tinh trùng và có một số nghiên cứu cho rằng mặc quá ấm hay quá chật có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản nam giới.

9. Nguyên nhân nào hay gặp nhất gây vô sinh nam giới?

a. Lạm dụng bia rượu.

b. Sự tắc nghẽn của ống dẫn tinh trùng từ tinh hoànc. Tinh trùng có vấn đề.

d. Ung thư tinh hoàn.

Câu trả lời đúng: c: Trục trặc ở tinh trùng.

Với khoảng 2/3 số nam giới vô sinh, vấn đề cơ bản nằm ở số lượng, chất lượng hay độ di chuyển của tinh trùng. Những vấn đề này có thể do các nhiễm trùng như bệnh quai bị, chấn thương ở tinh hoàn hay bị phá hủy bởi các loại thuốc và bức xạ (mặc dù khi khám thường không xác định được nguyên nhân). Tuổi tác, đi liền với lối sống, như chế độ ăn uống và hút thuốc có thể ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.

>>Xem thêm:

Những thực phẩm giúp tăng cường 'bản lĩnh đàn ông'

9 câu hỏi tuyệt đối không nên đặt ra với chàng

Những thực phẩm giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!