Trò chuyện với tác giả của 'Màng gạo lứt'

Thời sự - 11/24/2024

Phỏng vấn ông Bùi Huy Thanh, Nghiên cứu viên cao cấp về khoa học và công nghệ. Là một trong những tác giả đầu tiên trên thế giới của công nghệ xử lý chống ôi khét, phân hủy màng tinh chất gạo lứt được áp dụng thành công trong sản xuất

Sau một loạt bài nói về màng gạo lứt đã đăng trên báo Sức khỏe và Đời sống, với tư cách tác giả, ông có những cảm nghĩ gì?

Trước hết tôi xin cảm ơn báo Sức khỏe và Đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế về sức khỏe bệnh tật, một kênh thông tin được mọi người tin tưởng - đã đăng loạt bài về 'màng gạo lứt', đã cung cấp những thông tin đầy đủ của các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra màng gạo lứt đã thành 'siêu thực phẩm' góp phần giải quyết những thách thức về sức khỏe thiên niên kỉ trên toàn cầu; Đồng thời tìm ra công nghệ chống ôi khét màng gạo lứt tạo cho nó có cơ hội trở thành 'siêu thực phẩm' trong chế độ dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng.

Đây mới chỉ là bước khởi đầu nhưng vô cùng quan trọng. Khi nào người dân hiểu, tin tưởng và lựa chọn làm thực phẩm thì lúc đó mong ước của chúng ta mới thành hiện thực.

Trò chuyện với tác giả của 'Màng gạo lứt'

Ông Bùi Huy Thanh

Ông có thể chia sẻ về quá trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho cuộc sống của bản thân ?

Tôi là trưởng phòng, trưởng bộ môn chế biến bảo quản lương thực lúa gạo thuộc viện công nghiệp thực phẩm và sau này là viện công nghệ sau thu hoạch trên 20 năm và là nghiên cứu viên cao cấp về khoa học công nghệ.

Suốt 50 năm nay tôi lặng lẽ thực hiện những đam mê, khát vọng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học phục vụ cho cuộc sống. Có nhiều dấu ấn tôi đã giữ trong lòng làm kỷ niệm ít chia sẻ với ai trong một vài chục năm. Nhiều sự việc đó có liên quan tới công nghệ chống ôi khét màng gạo lứt nên hôm nay tôi mạnh dạn trao đổi để có thể góp phần nào đó cho việc biến màng gạo lứt thực sự thành siêu thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng.

Trò chuyện với tác giả của 'Màng gạo lứt'

Từ lúc mới ra trường - những năm cuối thập niên 60, tôi được chọn và nhà nước giao trách nhiệm làm chủ nhiệm đề tài chế biến bảo quản gạo cho chiến trường miền Nam. TBT Lê Duẩn nói: súng đạn do Liên Xô, Trung Quốc giúp, Việt Nam phải cung cấp lương thực thực phẩm ít nhất được 6 tháng. Khi đó toàn bộ cầu từ Hà Nội tới Vinh đã bị đánh sập, việc cung cấp lương thực vào chiến trường vô cùng khó và mất nhiều thời gian do mưa nắng, bom đạn, đến Vĩnh Linh thường bị hỏng 100%. Gạo sau khi xát bỏ lớp màng gạo lứt, gạo trắng vẫn là môi trường thuận lợi cho côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn và hoạt động sinh hóa của hạt, tất cả sẽ hô hấp và tạo ra hơi nước. Muốn giữ được chất lượng gạo ở môi trường bảo quản trong điều kiện ẩm ướt, cách duy nhất phải nhốt chúng trong bao bì nilon kín. Chúng tôi loay hoay gần 2 năm tại trạm nghiên cứu thực nghiệm đặt tại Sơn Dương mà không làm dừng được hô hấp, phải sấy khô đến hàm ẩm 8%, nhưng không có máy sấy công suất lớn, không có điện. Một ý tưởng chợt lóe ra trong đầu có thể chất dinh dưỡng phân bố không đều trong hạt gạo, và rồi chúng tôi đã tìm ra được giải pháp công nghệ làm dừng mọi hoạt động sống và nhốt nó trong bao bì kín 4 lớp ( lớp giấy, polyethylene, bao đay và bao PVC kín ).

Sau khi báo cáo kết quả với các đồng chí lãnh đạo (UB Khoa học Nhà nước, Bộ Quốc phòng), tôi nhận nhiệm vụ viết cụ thể các giải pháp công nghệ và quy trình công nghệ. Bộ Quốc phòng sang đặt Trung Quốc làm 5.000 tấn gạo theo đúng yêu cầu của mình. Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải … theo dõi đưa 5.000 tấn gạo vào chiến trường. Kết quả, gạo thả sông thả biển, thả máy bay, đường bộ đưa gạo vào chiến trường chỉ bị bục bao 5%, gạo giữ tốt chất lượng đến 24 tháng.

Cuối năm 1969 - 1971 mỗi năm các nhà máy xay sản xuất 50 - 100 ngàn tấn gạo theo công nghệ này cung cấp cho chiến trường. Nhưng Việt Nam chưa sản xuất được bao VPC dầy nên phải xin Trung Quốc viện trợ bao PVC. Mặt bao PVC in dầy đặc chữ Trung Quốc nên bộ đội và người dân vẫn tin gạo đó do Trung Quốc viện trợ, mặc dù trên thực tế những sản phẩm đó do chính trái tim khối óc của người Việt Nam tạo ra. (Đề tài này có sự giúp đỡ của GSTS Phạm Văn Sở nguyên viện trưởng viện nghiên cứu vệ sinh dịch tễ, GS.TS Nguyễn Văn Đàn nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Bùi thị Như Thuận, GS Từ Giấy cục quân lương). Từ đề tài này tôi đã quan tâm giá trị từ màng gạo lứt.

Đầu những năm 1972 khi ký tắt hiệp định Paris, đồng chí Lê Duẩn họp Bộ Chính trị bàn chương trình hậu chiến có cho mời GS Nguyễn Lân Dũng và tôi lên gặp Bộ Chính trị và mỗi người được phát biểu 30 phút.

Năm 1981 tổ chức lương nông thế giới của liên hợp quốc đánh giá tổn thất sau thu hoạch của nông nghiệp trên thế giới đã lên tới 40% sản lượng nông nghiệp. Trước đó FAO chỉ quan tâm tới ngoài đồng, FAO xây dựng một chương trình chống tổn thất sau thu hoạch trên phạm vi thế giới và đã tìm được 3 ứng viên cho chức danh giám đốc chương trình ( 1 người Nhật, 1 người Trung Quốc, 1 người Ấn độ) và họ định chọn tiến sĩ Vụ trưởng Vụ Khoa học Bộ Nông nghiệp Ấn Độ. Năm đó FAO thiết lập quan hệ với Việt Nam và cho Việt Nam một dự án chống tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam. Họ cử một phái đoàn cao cấp của FAO sang để ký một dự án 10 triệu USD chống tổn thất sau thu hoạch tại Việt Nam.

Bộ cử tôi dẫn đoàn đi khảo sát ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong chuyến đi họ vô cùng ngạc nhiên khi biết chúng tôi lương chỉ 30 USD mà sao tôi say mê nghiên cứu và đạt được nhiều thành công, trong đó có lĩnh vực sau thu hoạch. Sau 15 ngày, vào trưa thứ bảy đoàn về tới sân bay Nội Bài, lúc 11h ông trưởng đoàn thông báo đúng 13h30 cả đoàn sẽ họp ở văn phòng Bộ Công thương và đề nghị tôi báo cáo về những kết quả nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch của tôi ở Việt Nam.

Đáng ngạc nhiên là sau 6 tháng họ gửi công hàm đến Bộ Nông nghiệp đề cử cho Việt Nam một suất làm quan chức cao cấp của liên hợp quốc và chỉ đích danh tôi. Ban cán sự đồng ý, gửi công văn sang Bộ Công an làm thủ tục nhưng theo quy định thời đó muốn làm cho các tổ chức Quốc tế bắt buộc phải là đảng viên, mà tôi không phải đảng viên. Năm sau họ lại cho 2 suất và một suất đích danh tên tôi, Bộ cử 2 người khác nhưng họ không đồng ý.

Điều cuối cùng tôi muốn nói là, màng gạo lứt đã được chống phân hủy được đánh giá rất cao ở Nhật và ở Mỹ. 1 túi màng gạo lứt 450g ở Nhật giá khoảng 1.500.000 VNĐ, còn ở Mỹ khoảng 700.000 VNĐ. Túi màng gạo lứt Extra fo VN giá 220.000 đồng, mà chất lượng của Việt Nam tốt hơn vì sau 1 năm chất lượng vẫn như ban đầu không hề ôi khét.

Với giá này đa số với người Việt Nam vẫn còn đắt, vì hiện nay lượng tiêu thụ còn nhỏ nên giá thành cao. Tôi xin hứa nếu chỉ cần 0,5% dân số dùng màng gạo lứt tôi sẽ sản suất đại trà biến nó thành một mặt hàng như gạo, tấm. Màng gạo lứt với giá 50.000 VN/ túi 450g. Và khi đó tôi sẽ đưa vào sản xuất một sản phẩm bột dinh dưỡng chất lượng cao với hàm lượng protein 15-17%, lipid 12%, có tất cả các vi chất cần thiết và các hoạt chất sinh học, chất lượng này chỉ có ở trong sữa cao cấp giá từ 500 - 700 ngàn đồng/ kg. Chúng tôi dự kiến sẽ bán 75.000đ/kg. Sản phẩm này vô cùng cần cho con em người lao động và người già đang cần dinh dưỡng.

Bột dinh dưỡng này tôi đã nghiên cứu thành công, ăn rất ngon, 1 bữa sáng 50g giá chỉ 3.500 đồng sẽ dư dinh dưỡng cho bữa ăn sáng.

Rất mong các bạn hãy sử dụng màng gạo lứt, món quà tuyệt vời mà thượng đế đã ban tặng cho con người.

Xin cảm ơn ông!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!