Thời tiết nóng, người bệnh timdễ mệt mỏi
Khi trời nắng nóng, cơ thể dễ bị mất nước. Nếu cơ thể không thể tự làm mát, tim phải đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để bơm máu đến bề mặt da giúp hỗ trợ tiết mồ hôi, làm mát cơ thể. Như vậy, khi nhiệt độ cao có thể tăng thêm gánh nặng cho tim và tuần hoàn máu. Mất nước, cùng với việc tim phải làm việc quá sức sẽ gây mệt mỏi, thậm chí có thể gây sốc nhiệt. Nguy cơ này cao hơn ở những người mắc các bệnh tim mạch. Bởi vì, tim của họ vốn đã phải hoạt động gắng sức để cung cấp máu đi nuôi cơ thể, nay lại phải buộc làm việc nhiều hơn nữa để giúp cơ thể đối phó với nắng nóng.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tim mạch cũng ảnh hưởng tới người bệnh tim trong thời tiết nóng: thuốc lợi tiểu có thể góp phần làm mất nước, thuốc ức chế bêta làm giảm nhịp tim khiến tim không đập nhanh như mức cần thiết để thích ứng với nắng nóng.
Đi bộ, vận động nhẹ nhàng khi trời râm mát phù hợp với người bệnh tim mạch. Ảnh: TM
Lợi ích của tập luyện với bệnhtim mạch
Lười vận động là 1 trong 5 nguy cơ chính làm nặng thêm bệnh tim mạch. Việc tập luyện thể thao không chỉ giúp tăng cường vận động, cơ thể trở nên hoạt bát hơn mà còn giúp ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Việc tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp làm giảm huyết áp, làm giảm các thành phần mỡ có hại trong máu (LDL), làm tăng các thành phần mỡ có lợi (HDL), nhờ đó làm giảm tiến triển của xơ vữa động mạch.
Luyện tập thể thao thường xuyên còn giúp tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng oxy tại cơ và các mô của cơ thể, nhờ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với gắng sức. Điều này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bởi vì bệnh nhân vốn đã giảm khả năng gắng sức. Ngoài ra, trái tim chúng ta khi được tập luyện thường xuyên sẽ đập chậm hơn khi phải vận động mạnh.
Trái với suy nghĩ khá phổ biến rằng 'bệnh nhân tim mạch cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường', bệnh nhân tim mạch tập luyện thường xuyên sẽ cảm thấy tâm lý vui vẻ hơn, chất lượng cuộc sống cũng tăng lên.
Những môn thể thao tốtcho người bệnh tim mạch
Thay đổi lối sống trong đó có luyện tập thể thao là một cách tốt để cải thiện các bệnh về tim mạch đặc biệt với người cao tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh nhân lựa chọn các môn thể thao quá sức sẽ làm bệnh trầm trọng thêm, có thể gây nguy hiểm trong quá trình tập luyện. Vì vậy, việc lựa chọn môn thể thao nào phù hợp với tình trạng sức khỏe mới là điều quan trọng.
Aerobic: là loại hình tập luyện không quá nặng và cần nhiều sức, chính vì thế nó rất an toàn đối với người bệnh tim mạch. Nên tập luyện nhẹ nhàng khoảng 20-25 phút mỗi buổi và khoảng 5 buổi/tuần. Ngoài ra nên chú ý không nên tập những bài tập mang tính đột ngột bởi sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn.
Đạp xe đạp: Tập với xe đạp không những có thể cải thiện sự dẻo dai cho cơ bắp mà còn giúp tăng sức bền cho tim, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất. Với bệnh nhân tim mạch, việc đạp trên máy tập sẽ là phương pháp tập luyện an toàn hơn cả. Với xe đạp tập tại nhà, bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, giao thông và hoàn toàn có thể chủ động được thời gian tập luyện.
Đi bộ: Giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol trong máu. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để đi bộ có thể giảm 18% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Chạy: là cách tập luyện rất tốt cho người bệnh tim. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn. Mỗi tuần chỉ chạy 3 - 4 lần. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi dừng hẳn. Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu thì vài chục mét, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên.
Người bệnh tim mạchnên luyện tập thế nào?
Người bệnh tim mạch cần đặc biệt chú ý vấn đề thời tiết khi tập luyện. Vận động ở thời tiết có độ ẩm cao làm mau mệt. Vận động trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực, có thể khiến huyết áp không ổn định và có thể là yếu tố khởi phát cho những vấn đề khác. Người bệnh nên uống đủ nước, không để bị khát, tập luyện ở môi trường thoáng mát, tránh ra ngoài trời nắng để giữ thân nhiệt ổn định.
Bệnh nhân cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được hướng dẫn cụ thể về một chế độ tập luyện với cường độ phù hợp. Trước mỗi lần luyện tập cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. Bệnh nhân tim mạch cần tránh tập gắng sức quá sẽ có thể gây nguy hiểm.
Đối với những người thể trạng yếu, phương thức luyện tập phù hợp là vài phút thì tạm nghỉ bằng thời gian tập hoặc nghỉ gấp đôi thời gian tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như thế trong tổng thời gian khoảng 30-40 phút cho một lần tập luyện. Tiến hành tập luyện như thế đến khi thể lực được tăng cường mới kéo dài thời gian tập. Điều quan trọng trong tập luyện thể thao không phải là tập nhiều, hết sức mà là duy trì đều đặn, thường xuyên và phù hợp với thể lực của mình.
Cần lưu ý:Nếu cảm thấy chế độ tập luyện quá nặng nên giảm cường độ tập luyện. Trong khi tập, nếu có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ngất, đau nhức cơ xương hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm thì cần đến bác sĩ kiểm tra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!