Tư vấn trực tiếp: GS người Mĩ tư vấn về bệnh Răng-Hàm-Mặt

Sống khỏe mạnh - 09/30/2024

Chương trình diễn ra vào ngày 3/4/2015.

Buổi tư vấn trực tiếp chủ đề 'Các bệnh về Răng–Hàm–Mặt' có sự tham gia của:

- GS. Eugene E. Keller, chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt, trường Y khoa Mayo, bang Minnesota tại Mỹ

- TS.BS. Nguyễn Hồng Hà - Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

Tư vấn trực tiếp: GS người Mĩ tư vấn về bệnh Răng-Hàm-Mặt

GS. Eugene E. Keller (phải) và TS.BS Nguyễn Hồng Hà

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Trước tiên là môt câu hỏi của độc giả trẻ tuổi đến từ Bình Dương liên quan đến chấn thương sau tai nạn. Thưa bác sĩ cháu năm nay 19 tuổi. cách đây 3 năm cháu có bị ngã xe máy đập cằm xuống đường. Sau tai nạn, cháu có đến BV cấp cứu nhưng bác sỹ nói không bị làm sao. Sau 1 năm, cháu thấy các bạn nói mặt cháu ngày càng lệch vẹo sang trái. Cháu soi gương và thấy đúng nhự vậy. Cháu đến BV tỉnh khám chụp phim, các bác sĩ nói 1 bên lồi cầu của cháu bị lệch. Giáo sư cho cháu hỏi liệu bệnh của cháu có chữa được không. Nếu không mổ thì có bị nặng lên ko? Cháu lo quá. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.

GS Eugene E: Xin chào các bạn, rất vui mừng được trò chuyện cùng các bạn hôm nay. Có 2 tình trạng có thế xảy ra. Khi mình bị ngã có thể không gãy xương cằm nhưng sát tai có hiện tượng sụn phát triển, do đó bị đau có thể là bị thoái hóa khớp. Cũng có thể do hàm bị lệch làm ảnh hưởng tới xương khớp khiến cằm lệch. Bạn có thể đến bệnh viện để bác sĩ chụp phim hoặc chụp CT để bác sĩ biết được sự tổn thương xương như thế nào. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất. Để răng trở về như bình thường hãy niềng răng để ăn và nhai tốt hơn.

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Một bạn gái 24 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội muốn hỏi về hiện tượng ở răng hàm như sau: Chào Bác sĩ. Gần đây cháu có hiện tượng buổi sáng khi ngủ dậy. Chỗ quai hàm gần mang tai sau khi há miệng, lúc đóng vào cảm thấy bị lệch, rất khó đóng lại và đau, còn nghe thấy tiếng lộp cộp của khớp hàm. Cháu phải mở rộng miệng ra và đóng lại từ từ mới được. Trong ngày thì đỡ hơn, vẫn có cảm giác lệch khi há rộng miệng nhưng không đau và nghe thấy tiếng nữa. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu có thể là bệnh gì và không đi chữa có tự khỏi không?

GS Eugene E: Giải pháp thông thường nhất, đến nha sĩ làm những cái máng, đặt giữa khe hàm trên và hàm dưới thì buổi tối để hạn chế hiện tượng nghiến răng.

Nếu không cải thiện cần đến bệnh viện có chuyên khoa có quy trình chụp CT chính xác, các bác sĩ sẽ dựng hình 3D để biết rõ khớp và có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường kết hợp máng và các biện pháp phục hồi chức năng cùng với thuốc để giãn cơ, bổ thần kinh. Trong trường hợp khó khăn hơn giải pháp can thiệp phẫu thuật. Tại bệnh viện Việt Đức - khoa Răng - Hàm - Mặt  có thể giúp bạn giải quyết tình trạng trên.

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Chị Thanh Lan (Phú Thọ) muốn xin bác sĩ giải đáp về vấn đề răng miệng cho con. Con em năm nay được 6 tuổi , nhưng răng cắm số 4 của bé bị vỡ và giờ đã gãy hết nhưng chân răng bên trong vẫn còn thì có cần đi nha khoa để lấy ra không ạ, hay để chân răng tự tiêu rồi mọc răng vĩnh viễn luôn ạ? Nếu vậy có ảnh hường gì đến hàm răng của cháu khi trưởng thành không?

GS Eugene E: Thưa chị Lan, thường 6 tuổi nếu răng rơi ra, chúng ta có thể nhìn thấy mầm răng, nếu chị lo lắng có thể đưa cháu đến nha sĩ. Trong trường hợp chân răng sữa còn lại ngắn thì có thể để yên. Có thể lấy chân răng sữa đi để theo dõi chân răng mới như thế nào.

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Chị Minh Nguyệt ở Phú Thọ có hỏi về vấn đề liên quan đến dị tật bẩm sinh khớp cắn ngược: Thưa bác sỹ con gái tôi năm nay 11 tuổi, từ lúc thay răng tôi nhận thấy hàm trên của cháu càng ngày càng nhô ra trước trông rất mất thẩm mỹ - mà các cụ gọi là hô. Xin GS cho biết có thể làm gì để cải thiện tình trạng này.

GS Eugene E: Thưa chị Nguyệt, đây là một vấn đề thường gặp cả ở Mỹ và Việt Nam. Tôi nhận thấy ở nguời châu Á, xương hàm dưới thường kém phát triển hơn. Nhiều khi gặp tình trạng này bố mẹ lại lầm tưởng là hàm trên nhô ra. Để chắc chắn chị nên đưa con đến bệnh viện lớn chụp hàm nhằm đánh giá đúng mức độ, khung xương hàm phát triển theo hướng nào, và có phương pháp điều trị phù hợp. Vấn đề về răng nhô hay thụt về sau là vấn đề bình thường và khá phổ biến. Chúng ta phải đi chụp phim để biết xem ra vấn đề do răng nhô ra nhiều hơn hay do xương nhô ra nhiều hơn. Nếu do răng, thì nắn chỉnh răng. Nếu sau thăm khám, vấn đề là do về xương, lúc đó phải tiến tới phẫu thuật hàm, đẩy ra trước. Đây là 2 chuyên khoa khác nhau, nếu là trường hợp phức tạp thì bạn nên lựa chọn bệnh viện lớn có các chuyên khoa này để họ phối hợp với nhau chữa trị tốt nhất cho bạn. Và phẫu thuật các trường hợp này không chỉ cải thiện về vấn đề thẩm mĩ mà còn cải thiện phát âm, và chức năng khớp cắn.

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Một người con ở Huế ở hòm thư anhmai@gmail.com rất quan tâm đến vấn đề trồng răng kỹ thuật cao cho mẹ và nhờ bác sĩ giải đáp. 'Mẹ tôi 60 tuổi mà bị rụng rất nhiều răng nên việc ăn uống rất khó khăn. Bác sĩ chuyên khoa Răng khuyên mẹ tôi trồng răng kỹ thuật cao Implant. Xin Gs cho biết kỹ thuật này có an toàn không và sau bao nhiêu lâu thì phải thay lại 1 lần ? Xin cảm ơn bác sĩ'.

GS Eugene E: Kỹ thuật Implant, ở bên Mỹ những năm 1983 đã tiến hành sử dụng kỹ thuật Implant đã dùng phương pháp này cho các bệnh nhân đầu tiên. Người đầu tiên trên thế giới sáng chế ra Implant này do một người Thụy Sĩ. Và GS Eugene E đã có thời gian sang Thụy Sĩ để học và phát triển kỹ thuật Implant. Để có một Implant tốt, bác sĩ phải có kiến thức tốt về phẫu thuật chỉnh hình. Implant có thể tồn tại lâu và tốt hơn răng thật, điều quan trọng là kỹ thuật phải tốt. Nhất là khi implant tương thích với cơ thể thì việc tồn tại của nó sẽ rất lâu dài.

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Độc giả nam có tên Nguyễn Hữu Sơn, 34 tuổi - Kiến An, Hải Phòng hỏi về vấn đề răng bị ố vàng: 'Con em mới được 6 tuổi. Lúc cháu mọc răng thì lớp men răng rất trắng nhưng không hiểu vì sao khi cháu 6 tuổi thì lớp men răng lại xấu và nhìn có màu vàng trông giống như tủy. Liệu răng cháu có vấn đề phải không bác sỹ?'.

GS Eugene E: Vấn đề của cháu không có gì lo lắng cả. Răng mới thì tốt nhất nên giữ vệ sinh đúng cách. Răng sẽ trắng và cũng không nên dùng thuốc kháng sinh có thành phần tetasilin. Vì thành phần này làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến men răng, làm răng vàng thậm chí đen.

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Độc giả Thanh Trúc đến từ Hà Nội hỏi: 'Em năm nay 22 tuổi. Em vừa tốt nghiệp Đại học và đang xin đi làm. Tuy nhiên em từ nhỏ đã bị cười hở rất nhiều. lợi. Em thấy ko tự tin trong công việc và tình bạn. Xin Gs cho hỏi cười hở nhiều lợi có thể chữa như thế nào, có đau không và chi phí nữa ạ?'.

GS Eugene E: Bệnh cười ở lợi có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, do lợi phát triển ra nhiều che bớt răng. Chúng ta nên đến nha sĩ để cắt bớt đi. Cười hở lợi do xương hàm phát triển nhiều, khi cười sẽ khiến hở lợi. Chúng ta có thể cắt xương hàm trên ngắn lại và chỉnh hình cằm, đẩy cằm nhô ra trước để có nụ cười bớt hở lợi hơn. Nếu trong những trường hợp chỉ cần cắt hàm dưới để cười bớt bị hở lợi. Với những trường hợp đơn giản, có thể can thiệp vào cắt bớt cơ nâng môi hay đi hoặc cắt dải lợi ở trong niêm mạc miệng. Phương pháp này, giúp chúng ta không phải cắt cả hai hàm.

TS.BS Nguyễn Hồng Hà: Bạn Trần Nguyên quê Hải Dương có hỏi: 'Bố tôi 59 tuổi không may bị khối u ác tính xương hàm. Các bác sĩ đã cắt bỏ khối u cho bố tôi nhưng giờ giữa vùng cằm của bố không còn răng và cũng không có xương nên ăn uống rất khó. Mẹ tôi và các anh em muốn hỏi, có cách nào khắc phục tình trạng bố tôi được không ? Tôi chân thành cảm ơn'.

GS Eugene E:  Đây là hiện tượng thường gặp, chỉ định chủ yếu là tập phục hồi chức năng, xoa bóp và sử dụng các thực phẩm chức năng.

Vâng thưa quý vị và các bạn, Giáo sư Eugene E. Keller và TS.BS. Nguyễn Hồng Hà vừa giải đáp cho các bạn về vấn đề Răng – Hàm – Mặt, cách điều trị và giải pháp cho các trường hợp cụ thể. Cho tới thời điểm này, chúng tôi vẫn tiếp tục nhận được những câu hỏi từ độc giả gửi về chương trình. Tuy nhiên, do thời lượng có hạn nên không thể trả lời hết các thắc mắc này. Hi vọng, những thông tin trong chương trình ngày hôm nay đã đáp ứng phần nào băn khoăn của các bạn về vấn đề này.

Hãy cùng đồng hành với chúng tôi trong số tiếp theo với chủ đề Rối loạn lipid máu - biến chứng khó lường, sẽ diễn ra vào 14h30 ngày 07/4/2015.

>> Xem thêm: SongKhoe.vn tư vấn trực tiếp các vấn đề về sức khỏe

TP

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!