Tư vấn trực tuyến: Hiểu hơn về trầm cảm sau sinh

Nuôi dạy con - 09/30/2024

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.

Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.

Nhiều người mẹ nhận thức được tình trạng trầm cảm sau sinh nhưng không nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía người thân, đặc biệt là người chồng nên dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hoặc không có sự can thiệp y tế kịp thời có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần không chỉ cho chính bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nếu phụ nữ sau sinh cũng như người thân nhận thức rõ được căn bệnh này sẽ sớm giúp người phụ nữ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tuy vậy, căn bệnh này chưa được nhìn nhận đúng đắn và kịp thời nên vẫn rất nhiều trường hợp đau lòng xảy ra, như mẹ giết hại con, hay đâu đó bạn vẫn thấy người chị của mình, hay  người bạn của mình rất buồn chán sau sinh mà bạn chưa gọi tên cụ thể nó là gì? Là trầm cảm sau sinh.

Để giúp mọi người nhận thức rõ hơn về căn bệnh âm thầm này, nhưng hậu quả có thể vô cùng nặng nề, bạn có thể mất đi người con bạn mới kịp chăm bẵm vài tuần tuổi, hay bạn có thể mất đi người vợ mới ngày hôm qua vẫn bên bạn, người mẹ có thể mất cả con và cháu, chúng tôi thực hiện chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: Hiểu rõ hơn về Trầm cảm sau sinh.

Chương trình diễn ra vào 14h ngày 8/9 với sự tham gia của các khách mời:

Tư vấn trực tuyến: Hiểu hơn về trầm cảm sau sinh

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức - Trưởng bộ môn Tâm thần, Học viện Quân Y

Tư vấn trực tuyến: Hiểu hơn về trầm cảm sau sinh

Ths, BS. Hoàng Tú Anh – Phó giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)

Bà Karen Marks – Chuyên gia hỗ trợ cha mẹ và kết nối cộng đồng – Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)

 NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :

MC:Một trong những băn khoăn đầu tiên của cộng đồng đó là về nguyên nhân của trầm cảm sau sinh, Xin bác sĩ Đức cho biết do đâu mà phụ nữ sau sinh có thể bị trầm cảm sau sinh?

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức: Chưa biết được vì sao nguyên nhân trầm cảm, có nhiều yếu tố, sức mẹ người mé au khi sinh cũng giảm sút. Nồng độ estergon trong máu giả, nguyên nhân khác, sinh con không đúng giới tính, thay đổi hoocmon, mong muốn giới tính không theo mong muốn:

Dấu hiện trầm cảm Mức độ 1, cơ bản. Mức độ 2: trầm cảm sau sinh nặng hơn: mệt mỏi, buồn chán, cáu gắt, thay đổi tính tình, bỏ bê chăm sóc con cái. Lo lắng sợ hãi, các ý nghĩ tiêu cực.

Mức độ nặng hơn: loạn thần sau sinh, các triệu chứng trên nặng hơn, nguy hiểm, có thể tấn công người xung quanh. Biểu hiện rõ ràng nhất: mặt buồn rầu, ủ rũ, lo lắng, khi mà thấy người phụ nữ có những gì sau sinh bất thường, ta phải quan tâm. Đó không phải là bệnh tật, khi mà người thân không hiểu đúng thì bệnh tật nặng hơn. Cần lưu ý khi thấy biểu hiện sau sinh. Chung nhất là buồn chán, bi quan mệt mỏi.

Những người có nguy cơ: trước khi mang thai, có vấn đề sức khỏe, tâm thần, khó khăn trong cuộc sống, công việc, tình cảm, gia đình.

Sau khi sinh: lưu ý, điều kiện cuộc sống, trông ngong chăm sóc gia đình, cuộc đẻ có khỏe mạnh hay không. Sức khỏe phụ nữ. Nên cần để ý.

Ths. BS. Hoàng Tú Anh: Những vấn đề sức khỏe phụ nữ nguy cơ gặp phải. ở việt nam, sự chăm sóc gđ, các yếu tố văn hóa việt nam. Như sống chung với gia đình chồng. khi mang thai, trong quá trình mệt mỏi khi mang thai, càng làm cho vấn đề mau thuẫn trong gđ nhiều hơn

- Kiêng cữ, ăn uống, dường như cơ thể “ không phải là của mình”, “mình muốn ăn gì không được quyết định”, …

- Nhiều bạn nữ bây giờ, bạn nữ sống ở thành phố muốn nuôi con khác không được phép mâu thuẫn thế hệ, đẩy mạnh nên rất nhiều khó khăn tâm lý.

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức:Lần đầu mang thai phụ nữ rất lo lắng, cuộc sống thay đổi, lo lắng làm sao hoàn thành trách nhiệm của người mẹ, với nhiều yếu tố khác.

Ths. BS. Hoàng Tú Anh:Phụ nữ phải chăm con lên cân, “cháu đã lên được mấy lạng rồi” khiến phụ nữ rất áp lực. Sau sinh, phụ nữ bị tách biệt, ăn riêng, ngủ riêng, lúc đó phụ nữ cảm thấy cô đơn, mất đi sự gắn bó, gắn kết trong gia đình. Ngay cả các kết nối bên ngoài như hạn chế nghe điện thoại cũng bị hạn chế, tạo sự căng thẳng.

Sinh con đầu lòng, thường là những cặp vợ chồng đang rất gắn bó, người phụ nữ thường tách biệt riêng, với quan điểm của chồng, gia đình lại coi đó chăm sóc bảo vệ đứa trẻ ấy.

MC: Một khán giả chia sẻ câu chuyện của mình và có câu hỏi như sau: “Em mới sinh con được 3 tháng. Em luôn lo sợ về sự an toàn của con em. Em bế con thì luôn sợ là sẽ làm con ngã. Em nhìn thấy con dao hay cầm con dao thì sợ là sẽ gây nguy hiểm với con. Em cứ bị ám ảnh như thế, em cảm thấy rất bất an. Lo sợ như vậy nên em rất hay khóc, có việc gì hơi tí em cũng tủi thân và khóc. Em cũng hay nổi nóng nữa. Có khi em nổi nóng với chồng, với con rất vô lí. Em biết vậy nhưng không kiểm soát được. Vậy có phải em đã bị trầm cảm sau sinh không? Em cần làm gì để không còn bị các ám ảnh này nữa và kiểm soát được cảm xúc của mình.”

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức:

Bệnh nhân này có ám ảnh sợ hãi, như buồn chán, khóc lóc là biểu hiện của trầm cảm kèm theo. Trong trường hợp này người phụ nữ nên đến cơ sở y tế điều trị, có thể phải uống thuốc và phải cai sữa cho con vì thuốc sẽ ngấm vào sữa nên người mẹ phải cân nhắc lựa chọn. Nếu vì sức khỏe người mẹ thì phải cai sữa và điều trị cho mẹ. Một khi có bệnh thì nên điều trị và người thân phải ở bên và giúp đỡ.

MC: Đây là câu hỏi của Chị Lan, một nữ khán giả khác: Em sinh được hơn 1 tháng rồi. Lúc nào em cũng thấy buồn và lo lắng. Chồng em đi làm. Em biết là chồng em bận việc và không có chuyện có mối quan hệ khác,  nhưng khi chồng em không ở nhà hay về nhà muộn là em luôn có những ý nghĩ tiêu cực. Buổi tối chồng ở nhà, em muốn chồng em được nghỉ ngơi vì đã đi làm cả ngày nhưng em cũng muốn chồng chia sẻ công việc với em. Khi chồng nghỉ ngơi không chia sẻ công việc với em thì em lại buồn bực. Em cứ suy nghĩ linh tinh. Vậy có phải là em bị trầm cảm không? Em phải làm gì?

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức: Yếu tố tâm lí quan trọng, chồng vì công việc mà bận không quan tâm, khiến vợ lo lắng cũng có thể gây nên tràm cảm.

THS Hoàng Tú Anh:Nhiều phụ nữ Việt Nam thường mâu thuẫn giữa mong muốn và biểu hiện, muốn chồng tự hiểu thì khó, người phụ nữ cần chủ động chia sẻ với chồng. Chồng sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ, nhưng phụ nữ nên nói ra mong muốn của mình để người chồng thấu hiểu. Vì không phải người chồng nào cũng đủ nhạy bén để nhận ra mong muốn hay hiểu vợ để kịp chia sẻ.

Nếu có suy nghĩ tiêu cực thì cần trao đổi với chồng để chồng giúp đỡ vợ vượt qua.

MC: Đây là câu hỏi của một khán giả nam: Vợ chồng em kết hôn được 3 năm và hiện vợ em mới sinh con đầu lòng được hơn 3 tháng. Trong suốt thời gian vợ mang bầu, em đi học ở nước ngoài, nhưng ngày nào hai vợ chồng cũng nói chuyện với nhau và vợ em thường kêu chán, mệt. Em nghĩ khi mang thai mệt mỏi cũng là bình thường song cũng cố gắng động viên vợ vượt qua giai đoạn mang thai. Khi vợ gần sinh thì em về Việt Nam. Khi đó em mới biết giữa vợ và mẹ em có nhiều mâu thuẫn. Mẹ em phàn nàn rằng vợ em hoang phí và lười, toàn ủn việc cho mẹ, bắt mẹ hầu hạ, còn vợ thì kêu mẹ khó tính, cổ hủ, bắt kiêng cữ nọ kia lại không chịu bế cháu giúp con dâu. Em còn chưa biết làm thế nào thì khoảng một tháng gần đây, em thấy vợ có những biểu hiện bất thường, vợ em bị mất ngủ đến 2, 3 giờ sáng chưa ngủ được, cũng ít chịu ăn uống nên ít sữa cho con. Đã mấy lần em bắt gặp con khóc ầm ĩ mà vợ mình cứ ngồi trơ ra nhìn con, em trách thì vợ bảo em đi mà bế chứ vợ mệt lắm rồi. Em không biết vợ em có làm sao không? Em phải làm gì bây giờ?

Ths, BS. Hoàng Tú Anh:Anh ấy nên đưa chị ấy đi khám, xem mức độ để can thiệp. Giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Vì tình cảnh này làm cho trầm cảm nó mạnh hơn. Anh cần trao đổi với mẹ về tình trạng của vợ. Quan trọng nhất là mọi người phải có trao đổit thẳng thắn với nhau.

Hoặc nhờ chuyên gia tâm lí để giải quyết mâu thuẫn, để hóa giải các mâu thuẫn hiệu quả hơn.

MC: Vai trò của người chồng như thế nào ở Úc trong vấn đề trầm cảm sau sinh?

Bà Karen Marks: Trong nhiều nguyên nhân, thì tôi thấy có sự khác biệt nhiều về văn hóa. Ví dụ như phụ nữ Việt Nam phải ở cữ, tránh tiếp xúc, định kiến cho phụ nữ sau sinh. Ở Úc cũng có nhưng mức độ ít hơn. Nam giới ở Úc được nghỉ 2 tuần, chăm vợ chăm con để tạo sự kết nối trong gia đình. Thời gian sinh, chồng tôi thường tắm cho con để tôi có thời gian thư giãn.

MC: Đây là câu hỏi của anh Nam tới chương trình: Trầm cảm sau sinh chỉ có ở phụ nữ hay có cả ở nam giới? Chúng tôi có con được hơn 6 tháng. Gần đây thấy trong người rất buồn phiền khó tả. Không muốn làm gì. Có những lúc tôi chỉ muốn nổi nóng với vợ và con dù tôi không muốn thế. Liệu có phải tôi cũng bị trầm cảm không? Tôi cần làm gì để thoát khỏi trạng thái hiện tại?

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức:Nam giới cũng có thẻ bị trầm cảm nhưng không phải là trầm cảm sau sinh.

MC: Một phụ nữ trẻ hỏi: Em sinh con thứ hai. Từ khi sinh em luôn thấy căng thẳng và mệt mỏi. Bận với bé thứ hai, em không dành được nhiều thời gian cho bé đầu. Tối em dọn dẹp, lo cho em bé xong thì cũng là lúc bé đầu ngủ. Em thường không có thời gian đọc chuyện cho bé như trước đây. Thậm chí là do bận với em bé nên em cũng hay cáu gắt với bé đầu.

Có khi mắng con xong em mới biết là mình vô lí và khi con khóc thì em cũng khóc. Cả mấy mẹ con cùng khóc luôn. Cả nhà em hiện tại ngủ chung trong một phòng nên có khi là bé lớn chạy nhảy làm em bé đang ngủ thì thức giấc hoặc ngược lại, chị đang ngủ thì em bé khóc làm chị thức. Em thật sự thấy căng thẳng mà không biết làm sao? Em cũng thấy có lỗi với bé lớn là em không chăm sóc được bé như trước đây.

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức: Người mẹ căng thẳng có thể dẫn đến những hành động chưa đúng. Trường hợp này cũng phải điều chỉnh hành vi, nếu kéo dài có thể phải tác động bằng thuốc.

Ths, BS. Hoàng Tú Anh: Người Việt thường có thói quen ngủ chung, thiếu sự riêng tư, thường ảnh hưởng đến nhau, ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhau. Nên cho trẻ đi ngủ sớm để trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.

Như thế mình cũng có thời gian thư giãn, và có thời gian cho riêng mình, phục hồi được sức khỏe của bản thân. Giúp chị em có tinh thần thoải mái hơn.

MC: Chúng ta vừa biết vừa rồi có những vụ mẹ giết con nghi do trầm cảm sau sinh, tuy nhiên cũng có những chuyên gia cho rằng các trường hợp này không phải trầm cảm sau sinh. Ý kiến bác sĩ về vấn đề này thế nào? Nguy cơ đối với việc giết con trong trường hợp trầm cảm sau sinh như thế nào?

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức: Những trường hợp đó phải có thăm khám cụ thể mới có thể kết luận được. Sau sinh có thể có nhiều rối loạn tâm thần khác chứ không chỉ có trầm cảm sau sinh.

Ths, BS. Hoàng Tú Anh:Mình cần có thông tin cụ thể mới có thể nói về trường hợp đó. Cần phải lưu ý, trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nhiều đến mẹ và con, tuy vậy, nguy cơ người mẹ gây hậu quả nghiêm trọng có tỷ lệ thấp.

MC: Một nữ khán giả có gửi câu hỏi tới chương trình như sau: Chị gái em mới sinh con được 4 tháng. Đây là lần sinh thứ hai của chị. Thực ra là chị bị lỡ có bầu nên giữ lại sinh luôn.

Bé đầu mới được hơn 3 tuổi và anh chị lại đang xây nhà, nên từ lúc mang thai chị rất lo lắng, sợ xây nhà gặp vận đen. Khi xây nhà anh chị phải vay một khoản tiền nên chị cũng lo không biết có trả nợ được không. Rồi chị lo nhà mới xây chưa được dọn dẹp sạch thì sẽ làm bẩn con. Nói chung lúc nào chị cũng lo lắng đủ thứ. Một tháng gần đây chị hay bị mất ngủ, có khi thức cả đêm mà không ngủ được, đến sáng mới chợp mắt được một chút.

Nhiều hôm anh rể chuẩn bị đi làm thì chị bảo anh đừng đi, đi rồi tối không gặp được con. Trước đây chị rất nhanh nhẹn, tháo vát, nhưng từ lúc sinh con chị không hứng thú với việc gì cả, làm gì cũng chậm chạp, nhớ nhớ quên quên.

Thậm chí, chị còn quên không đón con lớn, khiến cháu phải đợi ở trường đến hơn 7 giờ tối, khi bố về không thấy con đâu mới hỏi thì mới phát hiện ra mẹ chưa đón con. Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Em muốn đưa chị đi kiểm tra xem có phải chị bị trầm cảm sau sinh không nhưng không biết phải đưa chị đi khám ở đâu, mong chương trình giúp đỡ?

PGS.TS. BS. Cao Tiến Đức:Vấn dề này chúng tôi cũng đã từng gặp. Trường hợp này việc chuẩn bị chưa tốt nên có thể gây nên các trầm cảm. Trước hết phải giải quyết vấn đề tâm lí, cần sự giúp đỡ của nhà tâm lí, nếu không giảm thì phải gặp các chuyên gia tâm thần.

Việc giảm trí nhớ mạnh có thể là yếu tố có thể liên quan đến não, tổn thương não có thể từ trước, nên chụp não, khám tâm thần. Nên đến các chuyên khoa tâm thần của các tỉnh, Hà Nội và TP HCM có nhiều cơ sở hơn đều có thể thăm khám và điều trị cho các trường hợp như chị.

MC: Nhiều phụ nữ bị trầm cảm hoặc buồn bực sau khi sinh thường nhận được lời khuyên là ra khỏi nhà đi, đi mua sắm đi, theo bà việc ra ngoài và đi mua sắm hay đi giao lưu với bạn bè có giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh không?

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức: Việc đi mua sắm không phải là biện pháp tối ưu, tuy nhiên nó không giúp giải quyết được vấn đề.

Bà Karen Marks: Tôi cũng đồng ý với bác sĩ Đức, phụ nữ nên có mạng lưới kết nối để chia sẻ với nhau, và việc kết nối với các phụ nữ sau sinh ấy cũng giúp phụ nữ không cảm thấy đơn độc.

Cùng chia sẻ các cảm xúc khiến phụ nữ cảm thấy được chia sẻ. Đi dạo, tập thể dục dù không phải biện pháp thần kì, tuy nhiên tôi lại muốn quay lại vấn đề về văn hóa, nếu phụ nữ ở cữ chỉ ở trong phòng và không ra ngoài sẽ khiến họ cảm thấy buồn chán.

Tôi muốn chia sẻ thêm với các bạn có nhiều trang web hỗ trợ, không chỉ cho người trầm cảm sau sinh mà cho tất cả người trầm cảm.

Ví dụ, có chương trình chat 24h, gặp 1 người hỗ trợ, hay một diễn đàn online cho phụ nữ trao đổi với nhau, giúp kết nối các phụ nữ có cùng hoàn cảnh để hỗ trợ cho nhau. Và một phần quan trọng là sàng lọc trực tuyến, đánh giá mức độ trầm cảm. Và khi phụ nữ trả lời câu hỏi đó sẽ có kết quả sau 2 tuần, và người phụ nữ có thể in bản kết quả và mang đến bác sĩ điều trị cho mình.

Hay một tổ chức khác nữa, giúp kết nối các bố mẹ có tình trạng giống nhau, như một sân chơi, nước Úc có khoảng 800 ngàn cặp bố mẹ tham gia các sân chơi như thế. Đây không phải là cách giải quyết thần kì, nhưng giúp các cha mẹ giải quyết một phần. Các sân chơi này do các cha mẹ tự điều hành nên giá thành  rất thấp.

MC: Tính khả thi mô hình của bà KarenMarks có thể áp dụng ở Việt Nam không?

Ths, BS. Hoàng Tú Anh: Nếu ở Việt Nam áp dụng thì quá tuyệt vời. Không chỉ có phụ nữ, mà còn cả người chồng cùng chia sẻ trách nhiệm, giải quyết vấn đề cùng các nhà chuyên môn.

PGS.TS.BS. Cao Tiến Đức:Nếu kết nối được, thì phụ nữ có thể chia sẻ được với nhau. Nếu tổ chức được thì các bà mẹ sau sinh sẽ không đơn độc vượt qua giai đoạn khó khăn nữa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!