Người Đức có tuổi thọ trung bình 81 tuổi, đây là một 'kỳ tích'
Chúng ta đều biết rằng, so với các nước châu Âu nói chung thì Đức hiện nay được xem là một trong những quốc gia có tỉ lệ tuổi thọ bình quân khá cao. Theo báo cáo thống kê y tế thế giới năm 2016 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, tuổi thọ toàn cầu là 71,4 tuổi và tuổi thọ của người Đức là 81 tuổi.
Mặc dù đây không phải là quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tuổi thọ trung bình là rất rõ ràng.
130 năm trước, tuổi thọ trung bình của đàn ông ở Đức chỉ 35 tuổi và phụ nữ chỉ 38 tuổi. Điều gì đã khiến Đức trở thành một quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nổi tiếng chỉ sau hơn một trăm năm? Điều này có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của họ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời.
1. Yêu thích việc ăn dầu lành mạnh, không quá một muỗng cà phê mỗi ngày
Người Đức kiểm soát chặt chẽ lượng dầu ăn vào hàng ngày, thường không quá một muỗng cà phê mỗi ngày và họ yêu thích dầu thực vật hơn. Dầu ô liu ép lạnh và dầu hạt cải là những món ưa thích của người dân Đức. Dầu hạt lanh, dầu hạt bí ngô, dầu óc chó và dầu hạt nho cũng được người Đức ưa chuộng.
Tiến sĩ Totberg - Chuyên gia hiệp hội dinh dưỡng Đức, giải thích rằng dầu hạt lanh, dầu hạt bí ngô, ... là những loại dầu thực vật chất lượng cao với tỷ lệ axit béo phù hợp. Tiêu thụ thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của tim.
2. Có một ý thích đặc biệt đối với tất cả các loại quả mọng
Đức là một quốc gia tiêu thụ trái cây điển hình với mức tiêu thụ hàng năm trên đầu người khoảng 50 kg các loại trái cây.
Trong đó, táo (khoảng 20 kg mỗi đầu người mỗi năm) và chuối (khoảng 10 kg mỗi đầu người mỗi năm) là những món yêu thích của người Đức. Tiếp theo là nho, kiwi, cam quýt và lê.
Điều đáng nói là người Đức có sở thích đặc biệt với các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi, dâu và quả việt quất.
Ngoài trái cây tươi, lượng tiêu thụ nước ép của người dân Đức cũng rất lớn, vì vậy trong thương mại quốc tế, Đức không chỉ nhập khẩu một lượng lớn trái cây tươi mỗi năm mà còn nhập khẩu nhiều loại nước ép khác nhau.
Trong hai năm qua, người Đức cũng đã bắt đầu thích uống thêm trà xanh và đã có những cải tiến để làm trà xanh trái cây.
TS. Totberg chỉ ra rằng ăn nhiều trái cây tươi có thể khiến mọi người hạnh phúc hơn và trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại quả mọng giàu anthocyanin và chất xơ, có thể cải thiện độ nhạy insulin và tăng tiết insulin. Ở một mức độ nào đó, nguồn thực phẩm này góp phần trì hoãn sự gia tăng của lượng đường trong máu.
3. Kiên trì ăn tỏi trong 3 bữa ăn hàng ngày
Tỏi có thể được xem là một trong những gia vị tuyệt vời nhất ở Đức, chúng giúp cải thiện hương vị món ăn và phòng chống bệnh tật. Người Đức cũng gọi tỏi là một loại thuốc 'kháng sinh tự nhiên'.
Dữ liệu thống kê cho thấy người Đức tiêu thụ hơn 8.000 tấn tỏi mỗi năm. Hầu như tất cả mọi người ở Đức đều thích ăn tỏi.
Thói quen ăn tỏi ở một gia đình điển hình ở Berlin là một ví dụ: Bữa sáng sẽ thưởng thức bánh mì tỏi nóng, sau đó bôi một lớp mật ong tỏi, mứt tỏi,… tùy theo sở thích cá nhân; Bữa trưa thường xuyên ăn mì ống tỏi... Sau đó, thực phẩm chủ yếu cho bữa tối thường được sử dụng dầu tỏi để nấu bít tết tỏi, cá chiên tỏi, v.v.
TS Totberg cũng chỉ ra rằng tỏi chứa hơn 200 loại chất có lợi cho sức khỏe. Trong số đó, allicin có thể ức chế phản ứng viêm trong cơ thể con người, và như một chất chống oxy hóa, có thể làm giảm thiệt hại của các gốc tự do đối với các tế bào của con người. Sau khi tỏi được nghiền nát hoặc cắt nhỏ, allicin được giải phóng và vì vậy, chúng ta nên ăn tỏi sống nhiều hơn.
4. Uống trung bình khoảng 85 lít sữa mỗi người/năm
Khi bạn đến một nhà hàng ở Đức, bạn có thể thấy một thùng sữa lớn trong tủ lạnh. Người Đức uống khoảng 85 kg sữa mỗi người mỗi năm. Không chỉ vậy, các sản phẩm sữa như kem và phô mai cũng rất phổ biến trong thực đơn hàng ngày của các gia đình.
Hiệp hội Dinh dưỡng Đức khuyến nghị người Đức nên ăn các sản phẩm sữa hai lần một ngày, bao gồm 200-250 gram sữa tươi, sữa chua và 50-60 gram phô mai.
Theo như quan sát, người Đức không chỉ thích uống sữa mà còn thích thêm sữa vào một số thực phẩm trong khi chế biến. Điều này không chỉ có thể giúp cho họ thay đổi khẩu vị các món ăn mà còn giúp cho dinh dưỡng của các món ăn trở nên phong phú hơn.
5. Ăn cá nhiều nhất trong khả năng có thể
Các món ăn của Đức như thịt lợn nướng, giấm, thịt bò, thịt cuộn, v.v ... đều liên quan đến thịt, nhưng giờ đây, ngày càng nhiều người Đức bắt đầu yêu thích việc ăn cá. Thậm chí, họ còn lấy ngày Thứ Sáu hàng tuần ấn định là 'Ngày ăn cá'.
Các loại cá ở đây cũng rất phong phú, đầy đủ chủng loại như cá hồi, mực, cá kiếm v.v ..., đa dạng về phương pháp chế biến và cách ăn, cách đơn giản nhất mà người Đức hay chế biến chính là cá rán với bơ, rắc muối, tiêu và nước cốt chanh lên là có thể thưởng thức.
Các cơ quan thuộc chính phủ Đức cũng đã viết 'Ngày ăn cá' vào trong các văn bản báo cáo, yêu cầu người dân ăn cá 1 hoặc 2 lần một tuần.
TS Totberg nói với các phóng viên rằng người Đức hiện đang ăn gần 20 kg cá mỗi năm, nhiều hơn khoảng 7 kg so với số liệu ăn cá của 12 năm trước và tỉ lệ này vẫn đang tăng nhanh hàng năm.
Cá rất giàu axit béo omega-3, vitamin B và một lượng nhỏ vitamin A và vitamin E. Tiêu thụ thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp và cải thiện sức mạnh của não.
Thói quen ăn uống đơn giản đã cải thiện sức khỏe của người Đức rất nhiều.
Chuyên gia Totberg chỉ ra rằng, đặc biệt là Đức rất coi trọng việc phát triển thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ, không chỉ vì lợi ích cuộc sống cá nhân mà còn giúp cả nước tiết kiệm chi phí y tế rất lớn.
*Theo Health WMW
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!