Ung thư bàng quang và cách điều trị

Ung Thư - 04/23/2024

Ngày nay ung thư bàng quang là cơn ác mộng đối với rất nhiều người, tuy nhiên theo y học hiện đại cho thấy tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này là rất cao. Nếu như được phát hiện kịp thời, chẩn đoán và điều trị thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Nhưng có một số trường hợp do không sớm phát hiện ra bệnh lý này, nên dẫn đến sự đáng tiếc ngoài ý muốn. Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn các vấn đề về ung thư bàng quang, kính mời quý bạn đọc cùng Vicare kỳ này tìm hiểu bài viết dưới đây.

Ngày nay ung thư bàng quang là cơn ác mộng đối với rất nhiều người, tuy nhiên theo y học hiện đại cho thấy tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này là rất cao. Nếu như được phát hiện kịp thời, chẩn đoán và điều trị thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Nhưng có một số trường hợp do không sớm phát hiện ra bệnh lý này, nên dẫn đến sự đáng tiếc ngoài ý muốn. Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn các vấn đề về ung thư bàng quang, kính mời quý bạn đọc cùng Vicare kỳ này tìm hiểu bài viết dưới đây.

Ung thư bàng quang là gì?

Bàng quang là một cơ quan rỗng hình thành từ mô cơ, nằm trong khu vực bao quanh bởi các xương hông, gọi là vùng chậu. Bàng quang hoạt động như một hồ chứa để thu nhận nước tiểu từ thận. Các cơ bàng quang giúp thải nước tiểu qua các ống dẫn nước tiểu (niệu đạo) dưới. Khi các tế bào lót của bàng quang có thể phát triển bất thường sẽ dẫn đến ung thư bàng quang.

Ung thư bàng quang và cách điều trị

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

- Dấu hiệu thường thấy ở những người có thể mắc phải ung thư bàng quang là tiểu ra máu, hoặc nước tiểu có thể có màu vàng sậm, màu đỏ tươi hay màu nước ngọt coca cola, hoặc nước tiểu có thể bình thường, nhưng kiểm tra dưới kính hiển vi thấy có hồng cầu trong nước tiểu.

- Đi tiểu nhiều lần hoặc đái rắt; đau khi đi tiểu

- Nhiễm trùng đường tiểu tái diễn

- Đau bụng; đau hông lưng

Tuy nhiên những biểu hiện này vẫn chưa chắc chắn là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang. Vì có nhiều bệnh lý khác cũng có những dấu hiệu tương tự như tình trạng nhiễm khuẩn, u lành tính, sỏi bàng quang... Vì vậy khi người bệnh gặp một trong những dấu hiệu bất thường này thì cần đến ngay các cơ sở y tếchuyên khoa tiết niệu tiến hành kiểm tra và chẩn đoán. Từ đó có thể phát hiện những bất thường và điều trị sớm nhất có thể.

Ung thư bàng quang và cách điều trị

Các chẩn đoán để phát hiện ung thư bàng quang

- Khám lâm sàng: Bác sĩ khám bụng và hố chậu để tìm khối u. Khám lâm sàng có thể bao gồm thăm trực tràng hoặcâm đạo.

- Xét nghiệm nước tiểu: Phòng xét nghiệm sẽ tìm xem có máu, tế bào ung thư và các dấu hiệu bệnh khác trong nước tiểu hay không.

- Chụp thận-niệu quản có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch: Bác sĩ tiêm một loại thuốc cản quang vào mạch máu. Thuốc này tích tụ lại trong nước tiểu, làm hiện lên hình ảnh của bàng quang trên phim X quang.

- Soi bàng quang: Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có nguồn sáng (ống nội soi bàng quang) để quan sát trực tiếp bên trong bàng quang. Bác sĩ đưa ống soi vào trong bàng quang qua niệu đạo để quan sát niêm mạc bàng quang. Bệnh nhân có thể cần được gây tê khi thực hiện thủ thuật này.

- Sinh thiết: Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết - tức lấy một mẫu mô - qua ống nội soi. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mẫu mô đó dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đối với một số ít bệnh nhân, bác sĩ cắt bỏ toàn bộ vùng ung thư khi tiến hành sinh thiết. Đối với những bệnh nhân này, ung thư bàng quang được chẩn đoán và điều trị chỉ trong một lần can thiệp.

Ung thư bàng quang và cách điều trị

Các giai đoạn của ung thư bàng quang

- Giai đoạn I: Ung thư ở giai đoạn này xảy ra trong lớp lót bên trong của bàng quang, nhưng không xâm lấn cơ thành bàng quang.

- Giai đoạn II: Ở giai đoạn này, ung thư đã xâm nhập vào thành bàng quang, nhưng vẫn còn giới hạn trong bàng quang.

- Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lan qua thành bàng quang để tới mô xung quanh. Nó cũng có thể đã lây lan đến tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung hoặc âm đạo ở phụ nữ.

- Giai đoạn IV: Giai đoạn này, tế bào ung thư có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác như phổi, xương hoặc gan.

Cách điều trị ung thư bàng quang

1. Phẫu thuật

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Niệu – Bệnh viện FV cho biết đa số các trường hợp ung thư bàng quang có thể phát hiện sớm khi bệnh nhân khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện kịp thời và phẫu thuật sớm, gần 80% bệnh nhân ung thư bàng quang có thể điều trị khỏi bệnh. Hiện nay, phương pháp điều trị triệt căn () đối với ung thư bàng quang giai đoạn sớm là phẫu thuật. Nếu khối u kích thước nhỏ: có thể phẫu thuật cắt bỏ u (qua nội soi niệu đạo) mà vẫn giữ được bàng quang. Nếu khối u lớn, đã xâm lấn vào lớp cơ bàng quang thì phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang có thể thực hiện bằng nội soi ổ bụng hay mổ mở, tùy thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật và trang thiết bị của bệnh viện.

Sau khi cắt bỏ xong, trong một số trường hợp một bàng quang mới được tạo ra từ ruột của chính bệnh nhân. Nếu không thể, nước tiểu được dẫn đến một đoạn của ruột non thông ra ngoài ở một bên bụng, gọi là ống dẫn ruột hồi.

Ung thư bàng quang và cách điều trị

2. Xạ trị

Xạ trị là giải pháp thay thế cho phẫu thuật trong những trường hợp bệnh khu trú cục bộ. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân có các bệnh khác không thể phẫu thuật được. Điều trị bảo tồn bàng quang bao gồm việc sử dụng kết hợp giữa hóa trị và xạ trị1. Xạ trị tập trung các tia năng lượng cao vào khu vực bị ung thư. Tác dụng phụ, thường là tạm thời, bao gồm đỏ da, đau khi đi tiểu, đi tiểu ít nhưng thường xuyên, và rụng lông tại vị trí chiếu xạ.

3. Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Một số loại thuốc hóa trị có thể được tiêm trực tiếp vào bàng quang của bệnh nhân còn trong giai đoạn đầu, để ngăn chặn sự tái phát của ung thư. Những loại thuốc hóa trị khác cũng có thể được tiêm vào tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư bàng quang đã lan rộng khắp cơ thể, với mục đích làm chậm sự tăng trưởng của ung thư. Các tác dụng phụ của hóa trị tiêm vào tĩnh mạch bao gồm buồn nôn tạm thời và nôn mửa, loét miệng, rụng tóc, mất cảm giác ngon miệng và mệt mỏi.

Ung thư bàng quang và cách điều trị

4. Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp sinh học thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang nông. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sinh học bằng cách đưa vào trong bàng quang dung dịch BCG.

Dung dịch BCG là dung dịch có chứa các vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu, những vi khuẩn này kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng quang. Bác sĩ đưa dung dịch vào trong bàng quang qua một ống thông và giữ dung dịch này trong bàng quang bệnh nhân khoảng 2 giờ. Điều trị bằng BCG thường được tiến hành 1 lần/tuần trong 6 tuần giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.

Theo: Sức khỏe và đời sống

>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu của ung thư bàng quang mà bạn không nên bỏ qua

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!