Vật lý trị liệu bệnh Parkinson có hiệu quả không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Parkinson là bệnh thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động, áp dụng vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình điều trị là một hướng điều trị đúng đắn. Để giúp người bệnh có thêm hiểu biết về vật lý trị liệu bệnh Parkinson, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo bài viết dưới đây.

Parkinson là bệnh thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động, áp dụng vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình điều trị là một hướng điều trị đúng đắn. Để giúp người bệnh có thêm hiểu biết về vật lý trị liệu bệnh Parkinson, hãy cùng Lily & WeCare tham khảo bài viết dưới đây.

Vật lý trị liệu bệnh Parkinson có hiệu quả không?

Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Căn bệnh này được đặt theo tên tiếng Anh của dược sư James Parkinson. Ông đã mô tả chi tiết những đặc điểm của bệnh trong bài tiểu luận: "An Essay on the Shaking Palsy" (1817). Ma mộc, Tứ chi nhuyễn nhược, Chấn chiến là những tên gọi khác của bệnh trong đông y.

Vật lý trị liệu bệnh Parkinson có hiệu quả không?

Triệu chứng bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý.

Run

Là triệu chứng rất hay gặp, run có thể cả ở tay lẫn chân. Thường run sẽ rõ hơn khi nghỉ ngơi. Vì vậy, người ta nói run của bệnh Parkinsonlà run khi nghỉ. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run do bệnh tiểu não. Tuy vậy vẫn có gần 15% người bệnh Parkinson trong suốt quá trình điệu trị bệnh của mình không bao giờ có biểu hiện run.

Cứng đờ các cơ bắp

Bệnh nhân khó quay cổ, xoay người, đang ngồi trên ghế đứng dậy, trở mình khi nằm trên giường. Khó làm những cử động khéo léo của các ngón tay. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường. Dáng người đi hơi còng xuống.

Chậm vận động

Bệnh nhân rất khó khởi động các cử động của mình, mọi việc đều làm rất chậm chạp ví dụ như: cài, mở khuy áo, xỏ giầy dép, cắt gọt trái cây. Chữ viết nhỏ dần và viết chậm.

Rối loạn giữ thăng bằng

Bệnh nhân ngồi vào ghế khó khăn, đứng dậy khỏi ghế khó khăn, xoay trở dễ bị té, khi đi dễ bị té ngã.

Các triệu chứng khác

Giọng nói nhỏ và khó nghe, ít biểu lộ cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Về sau có khó nuốt và rối loạn trí nhớ.

Hầu hết những người mắc bệnh là trên 55 tuổi. Nhưng bệnh cũng xuất hiện ở những người trẻ tuổi.

Các triệu chứng phụ như có thể xuất hiện rối loạn chức năng nhận thức cấp cao và các vấn đề về ngôn ngữ tinh tế.

Nguyên nhân gây bệnh

Parkinson được xác định là bệnh mãn tính tự phát, hoặc trong trường hợp thứ cấp, nguyên nhân gây bệnh có thể là do độc tính của một số loại thuốc, chấn thương đầu, hay các rối loạn y tế khác. Thông thường điều này liên quan đến sự giảm hình thành và sản xuất Dopamin trong tế bào thần kinh dopaminergic của não. Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong của não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và ở mặt. Những tế bào sản sinh ra chất Dopamin này bị suy thoái và chết dần là nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng của bệnh Parkinson. Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu chất Dopamin, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường, gây ra các triệu chứng như ở trên.

Nguyên nhân tại sao các tế bào não sản sinh ra Dopamin lại bị thoái hóa và chết đi, hiện nay khoa học vẫn chưa lý giải được. Người ta nghĩ tới nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau như: do lớn tuổi, do di truyền, do các yếu tố môi trường, thậm chí do virus... Tuy nhiên, cho tới nay khoa học cũng không giải thích được tại sao chỉ có một số người bị mắc bệnh Parkinson, còn những người khác thì lại không bị.

Vật lý trị liệu bệnh Parkinson có hiệu quả không?

Phương pháp điều trị

Mặc dù bệnh Parkinson có thể là một bệnh phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống của chúng ta và cho tới nay, y học hiện đại cũng chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson, nhưng bệnh vẫn có thể điều trị tốt được, nhờ dùng thuốc đúng đắn, vật lý trị liệu, và các phương pháp trợ giúp khác. Bệnh Parkinson không điều trị khỏi hẳn được, nhưng các bạn có thể chung sống với bệnh trong nhiều năm.

Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, ví dụ như phương pháp kích thích não sâu – tuy nhiên chỉ áp dụng với những bệnh nhân không còn đáp ứng với thuốc điều trị. Biểu hiện bệnh ở mỗi người khác nhau vì vậy không có cách dùng thuốc chung cho các bệnh nhân. Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa, để điều chỉnh liều lượng từng thuốc, cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau là rất cần thiết. Ngoài ra người bệnh có thể tập vật lý trị liệu để có thể được điều trị tốt hơn.

Vật lý trị liệu bệnh parkinson

Hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh parkinson bằng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng không chỉ là phương thức hỗ trợ điều trị bảo tồn an toàn mà nó còn đem đến hiệu quả cao đang được ứng dụng lâm sàng tại vô cùng nhiều cơ sở khám bệnh.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đều có mục tiêu chung là sự ứng dụng kỹ thuật bằng các tác nhân vật lý, sinh lý, tâm lý,... để tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể bệnh nhân bằng kích thích điều chỉnh, rèn luyện, tái rèn luyện, tái thích nghi,... nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần hỗ trợ điều trị toàn diện, phục hồi về y học, dự phòng di chứng và hạn chế tàn tật.

Những người thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường là các bác sỹ, lương y, các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, có tay nghề cao nắm vững kiến thức và quy trình hỗ trợ điều trị.

Vật lý trị liệu bệnh Parkinson có hiệu quả không?

Những kỹ thuật Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thường được sử dụng

Tác nhân vật lý

– Quang trị liệu: dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia Laser.

– Nhiệt trị liệu: nóng, lạnh.

– Điện trị liệu: dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, điện cảm ứng, dòng galvanic, các dòng điện giảm đau (dòng siêu kích thích điện – xoa bớp, dòng diadynamic, dòng giao thoa), kích thích điện thần kinh cơ,...

– Siêu âm trị liệu: dùng sóng nén.

– Thuỷ trị liệu với các kỹ thuật như: ngâm, tắm, vòi tia, uống, khí dung,...

– Từ trị liệu: điện từ trường, nam châm vĩnh cửu,...

– Oxy cao áp trị liệu.

Cơ động học trị liệu: xoa bớp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay, máy kéo dãn cột sống, máy rung cơ học,...

Vận động trị liệu

– Tập động tác: thụ động, chủ động, có giúp sức, có lực cản, tưởng động,...

– Tập theo bài tập: có kết hợp động tác, liên hoàn,...

– Tập với dụng cụ: gậy, bòng, xe đạp, máy cơ học,....

– Tập trong nước: kết hợp vận động và thuỷ trị liệu.

– Tác dụng nhiệt:

  • Nhiệt ngoại: truyền nhiệt trực tiếp (ủ ấm, chườm nóng, đắp paraphin, túi gel nhiệt,..), truyền nhiệt bằng bức xạ, truyền nhiệt đối lưu (ngâm, tắm nóng,...).
  • Nhiệt nội: năng lượng điện từ, năng lượng siêu âm sau khi được cơ thể hấp thụ thì một phần sẽ bị biến thành nhiệt năng làm tăng nhiệt độ tổ chức ở sâu bên trong cơ thể.
  • Nhiệt độ tổ chức tăng: cơ thể phản ứng bằng giãn mạch, tăng lưu thông máu, tăng dinh dưỡng tổ chức, tăng chuyển hoá. Do vậy mà nó tạo ra tác dụng hỗ trợ điều trị như giảm đau, tăng thực bào, chống viêm

- Tác dụng điện từ: dịch chuyển ion, thay đổi điện thế màng, kích thích sợi thần kinh, chi phối dẫn truyền thần kinh qua sinap, hiện tượng điện di,...Qua đó, tác dụng điện từ có thể đem tới hiệu quả giảm đau.

- Tác dụng hoá học: bằng tác động trực tiếp, bằng kích thích sinap hóa học, điện phân của dòng điện một chiều, sự thay đổi áp lực vi thể của siêu âm.

Tùy vào từng thể bệnh và cơ địa của mỗi người mà sẽ được các bác sĩ, kĩ thuật viên áp dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng khác nhau. Hiệu quả hỗ trợ điều trị còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của người bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là vấn đề mà người bệnh nên lưu ý trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!