Vì sao ai cũng cần ăn 3 bữa 1 ngày: Hãy nghe câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng

Dinh dưỡng - 04/26/2024

Một ngày cơ thể con người cần phải ăn đủ 3 bữa thay để đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Con người nếu ăn ít hơn 3 bữa có thể làm ảnh hưởng tới nhịp sinh học của cơ thể.

Vì sao ai cũng cần ăn 3 bữa 1 ngày: Hãy nghe câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng

Lợi hại khi ăn một ngày 3 bữa

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam trong dinh dưỡng khuyến cáo con người phải ăn đủ 3 bữa/ngày (sáng, trưa, tối). Lý do con người cần phải ăn một ngày 3 bữa/ngày vì các chất dinh dưỡng được dự trữ trong cơ thể dưới dạng để tạo năng lượng glycogen.

Glycogen được tích trữ chủ yếu trong các tế bào của gan và cơ… có chức năng để dự trữ năng lượng lâu dài, với nguồn dự trữ chính là chất béo nằm trong mô mỡ.

Gycogen ở gan chuyển hóa thành glucose được sử dụng cho toàn bộ hệ thống cơ thể bao gồm hệ thần kinh trung ương và glycogen ở cơ chuyển hóa thành đường glucose bởi các tế bào cơ.

Vì sao ai cũng cần ăn 3 bữa 1 ngày: Hãy nghe câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng

TS. Từ Ngữ lý giải lý do ngày phải ăn bữa là phù hợp với giờ sinh học của cơ thể.

Tuy nhiên, nguồn năng lượng tích trữ ngày chỉ tồn tại trong cơ thể trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Vì vậy, sau 6 tiếng chúng ta nên ăn thêm một bữa chính tiếp theo, tương đương cần phải có 3 bữa chính/ngày.

'Khi con người ăn bữa sáng sẽ đủ năng lượng để làm việc , học tập tới trưa. Và khi ăn bữa trưa sẽ đủ để làm việc tới cuối giờ chiều, ăn tối đủ ngủ cả đêm. Thời gian bữa đêm tới sáng dài hơn do vào ban đêm con người không hoạt động nhiều nên năng lượng dự trữ trong cơ thể có thể duy trì tới khi con người thức dậy.

Trường hợp với những người làm đêm sẽ có thêm xuất ăn ca đêm. Còn với người không làm việc thì bữa tối sẽ đủ năng lượng cho tới sáng ngày hôm sau', TS. Từ Ngữnói.

Ngày ăn 3 bữa chính đã được con người duy trì hàng nghìn đời nay. Tuy nhiên, ngày nay xã hội phát triển đã phá vỡ bữa ăn đó.

TS. Từ Ngữ cho hay, 'Công việc quá bận rộn khiến việc tổ chức bữa ăn sáng – trưa – tối bị cũng thay đổi. Vào bữa sáng, con người thường phải ăn sáng tranh thủ, ăn ngoài quán, thậm chí có người không ăn bữa sáng. Bữa trưa ăn tự do, ăn ngoài hàng quán và chỉ có bữa tối ăn ở gia đình'.

Cơ cấu tổ chức bữa ăn của người Việt đã có sự thay đổi kéo theo nhiều bệnh lý xuất hiện hơn đặc biệt là ở khu vực đô thị.

Ăn lượng như thế nào là đủ

Theo TS.Từ Ngữ, ăn nhiều hay ăn ít sẽ phụ thuộc vào mức tiêu hao năng lượng của cơ thể và dựa theo loại hình công việc. Người lao động chân tay sẽ cần nhiều năng lượng hơn so với người làm việc văn phòng chỉ ngồi một chỗ.

Thói quen ăn không đúng bữa, đúng giờ, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn khiến cho con người tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây: bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, ung thư.

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng 3 bữa chính cần phải ăn uống đầy đủ, có thể giảm lượng ăn vào buổi tối với người muốn giảm cân. Buổi sáng khuyến khích cần phải ăn no để có đủ năng lượng cho các hoạt động của một ngày.

Việc nhịn ăn bất cứ bữa nào cũng có thể sẽ thiếu năng lượng làm suy giảm nhiều chức năng hoạt động của cơ thể.

Người muốn giảm cân thì cần phải giảm năng lượng đưa vào cơ thể sẽ hiệu quả hơn so với việc nhịn ăn để xuống cân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!