Ăn uống sai cách: Một chế độ ăn có carbohydrate và đường là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ngừng ăn các thực phẩm có chứa những chất này, bạn sẽ thấy rất mệt mỏi. Để tránh tình trạng trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thay vì ăn nhiều đường và carbohydrate, bạn nên chọn các thực phẩm giàu chất xơ.
Không đủ năng động: Tập thể dục ít nhất vài lần 1 tuần sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn. Một nghiên cứu cho thấy, những người trẻ tuổi chỉ tập thể dục 3 lần/tuần, mỗi lần 20 phút có mức năng lượng cao hơn và mức độ mệt mỏi thấp hơn những người không có thói quen tập thể dục.
Chất lượng giấc ngủ kém: Ngay cả khi bạn ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi thì đó là do chất lượng giấc ngủ của bạn kém. Điều cần thiết để có một giấc ngủ sâu đó là hạn chế xem tivi, điện thoại hay dùng cà phê trước khi đi ngủ.
Quá nhạy cảm với thực phẩm: Nếu đột nhiên cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do thì rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc cơ thể bạn khó hoặc không dung nạp được thực phẩm. Một số loại thực phẩm dễ gây ra tình trạng này đó là sữa và trứng.
Không uống đủ nước: Nếu không thay thế lượng nước cơ thể mất đi do các phản ứng sinh hóa của cơ thể, bạn sẽ bị mất nước. Điều này sẽ khiến mức năng lượng của bạn giảm thấp, gây tình trạng uể oải, khó tập trung và mệt mỏi.
Căng thẳng: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người hay bị căng thẳng dễ bị mệt mỏi. Bạn có thể phòng tránh việc này bằng cách ngồi thiền, tập yoga hay tập luyện một số môn thể thao.
Thiếu vitamin: Không đủ sắt, vitamin D hoặc vitamin B12… trong chế độ ăn uống sẽ khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi. Vì vậy, một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất sẽ giúp bạn luôn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng và tránh xa mệt mỏi.
Theo VTC
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!