THẮC MẮC

Bị đau đầu vài phút sau mắt mình bị hoa lên như có tia sáng đang chập chờn trước mắt là bệnh gì?

Chào bác sĩ mình năm nay 40 tuổi, là nữ. Cách đây mấy ngày mình có bị đau đầu vài phút sau mắt mình bị hoa lên như có tia sáng đang chập chờn trước mắt, mắt mờ đi và dần dần sáng lại sau 20 phút thì kèm theo triệu chứng đau đầu nửa bên tay trái. Mình có vào viện bác sĩ chuẩn đoán mình là Đau Đầu MIGRAINE, mình uống thuốc thuốc đã 5 hôm và mắt mình yếu dần lại và bây giờ là mờ hẳn. Mình đã vào bệnh viện mắt khám, bác sĩ nói mắt mình không cận không viễn không loạn, mình đã đi chụp x-ray kết quả não mình bình thường. Mà sao mình không thấy đường rõ và hiện tại bây giờ mắt mình đã rất mờ không nhìn rõ vật gì cứ thấy tia sáng lập lòe trước mắt. Thì theo bác sĩ mình bị bệnh gì? Mình nên đi khám bệnh viện nào cho chắc? Minh cảm mơn bác sĩ rất nhiều.

Tư vấn

Chào bạn!
Theo mô tả có thể bạn bị bong võng mạc. Biểu hiện của bong võng mạc mắt rất đơn giản. Bình thường mắt khoẻ mạnh sẽ không nhìn thấy tia chớp, loé nhưng khi phát hiện có chớp sáng và chớp sáng này tăng dần đó là cảnh báo kích ứng võng mạc có nguy cơ bong võng mạc. Nếu võng mạc chỉ mới bị rách, bệnh có thể điều trị dễ dàng, không gây đau đớn, bệnh nhân cũng không cần nhập viện. Bác sĩ sẽ dùng máy laser bắn xung quanh lỗ rách làm chúng dính lại, hoặc sử dụng phương pháp áp lạnh cũng có tác dụng tương tự). Sau khi điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ giảm.
1. Phương pháp laser quang đông võng mạc
Điều trị bong võng mạc có vết rách.
2. Điều trị võng mạc đã bị bong
Việc phẫu thuật là cần thiết. Tùy theo thời gian mắc bệnh, vị trí và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định chọn một trong ba phương pháp phẫu thuật dưới đây:
- Dán võng mạc bằng khí: Đây là phương pháp đơn giản, không gây đau, bệnh nhân không cần nhập viện và nhanh phục hồi thị lực. Bác sĩ gây tê tại chỗ rồi bơm vào trong mắt một bóng khí. Bóng khí này sẽ tăng dần thể tích, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt. Sau đó, bác sĩ chiếu laser hoặc áp lạnh xung quanh lỗ rách. Bóng khí sẽ biến mất sau 1-2 tuần.
- Dán củng mạc: Bệnh nhân phải nhập viện. Bác sĩ dùng một miếng silicon đặt ở bên ngoài thành mắt, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt; sau đó chiếu laser và áp lạnh để dán võng mạc. Thị lực của bệnh nhân sẽ phục hồi trong vài ngày đến vài tuần sau mổ (chậm nhất là 6 tháng).
- Cắt pha lê thể: Được áp dụng khi hai phương pháp trên thất bại hoặc trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần nhập viện. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt để cắt tất cả các mô xơ trong võng mạc, sau đó dán võng mạc lại. Sau mổ, mắt sẽ được bơm đầy một chất khí hoặc chất dầu silicon. Thị lực bình phục chậm hơn hai phương pháp trên.
3. Phẫu thuật lần 2
Tùy theo tình trạng phát triển của bệnh và tuổi của bệnh nhân… tỷ lệ phẫu thuật thành công cũng khác nhau, không thể đảm bảo phẫu thuật thành công hoàn toàn được. Nếu trong lần mổ thứ 1 không đạt kết quả mong muốn thì tiến hành mổ lần thứ 2, có trường hợp cần thiết phải mổ nhiều lần. Nhưng số lần mổ càng nhiều thì tỉ lệ thành công hoặc mức độ phục hồi của thị lực càng tốt.
Bạn nên đến bệnh viện mắt uy tín khám lại để chẩn đoán đúng nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!