THẮC MẮC

Bị giãn niệu quản tái và ứ nước thận trái thận trái giãn 6mm có sao không?

TD bít tắt đường bài tiết dưới gây giãn niệu quản tái và ứ nước thận trái thận trái giãn 6mm. Bác sĩ bảo mổ liệu có nguy hiểm không. Và mất nhiền tiền không. Sau này có khỏi và làm việc như người bình thương không. Em ở thành phố lào cai. Cảm ơn bác sỹ.

Tư vấn

Chào bạn!
Nguyên nhân thường gặp gây tắc đường niệu dưới là do sỏi thận tiết niệu, đây là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỉ lệ 10 - 15% dân số, chiếm 45 - 50% bệnh tiết niệu. Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị sỏi dựa vào các tiêu chí sau: Vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…
1. Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi,…
- Tán sỏi ngoài cơ thể
Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.
Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản
- Tán sỏi nội soi ngược dòng
Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
Tán những sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng Laser đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, ưu việt hơn hẳn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước