THẮC MẮC

Cách phòng tránh di truyền viêm gan B cho con

Chào bác sĩ. Tôi bị nhiễm virus Viêm Gan B. Tôi phải làm những gì để con cái sinh ra không bị nhiễm.

Tư vấn

Chào bạn!
Bệnh do virut viêm gan B. Bệnh lây chủ yếu qua các đường sau: Lây truyền qua đường tình dục nếu không sử dụng biện pháp an toàn (dùng bao cao su). Bệnh lây truyền qua đường máu, chỉ cần một lượng nhỏ máu có thể gây nhiễm trùng, những người dùng thuốc qua đường tĩnh mạch là đối tượng có nguy cơ cao. Mẹ có thể lây truyền cho con qua sinh đẻ hoặc qua sữa. Bệnh viêm gan B có hai thể viêm gan đó là viêm gan cấp và viêm gan mãn.
1. Viêm gan cấp: Thời gian ủ bệnh kéo dài, thường 50 đến 180 ngày. Triệu chứng: Sốt, nổi ban, đau khớp, đau đầu, nôn, vàng da, là nhứng triệu chứng phổ biến, cũng có khi bệnh ở dạng không có triệu chứng. Thời gian bị bệnh thường kéo dài khoảng 8 đến 10 tuần. Viêm gan cấp có thể tự hồi phục nhất là ở người trưởng thành, khi sức đề kháng cơ thể tốt. Nhưng cũng có những người bị viêm gan cấp tiến triển thành viêm gan mạn.
2. Viêm gan mạn: Chiếm tới 10% trong số nhứng người nhiễm virut viêm gan B. Bệnh nhân bị viêm gan mạn khi HbsAg dương tính trong vòng ít nhất 06 tháng. Những người này là nguồn gây bệnh. Có hai thể viêm gan mạn:
- Viêm gan mạn trường diễn: Sự hủy hoại tế bào gan ở mức tối thiểu, và tiên lượng tốt.
- Viêm gan mạn thể hoạt động: nặng hơn, có sự hủy hoại tiến triển cuả tế bào gan, phá hủy cấu trúc gan, và xơ gan. Sự hoại tử này thương dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
3. Khi HBsAg dương tính: Đây là một kháng nguyên bề mặt của virut HBV chúng xuất hiện trong thời kỳ ủ bệnh, giai đoạn tiền triệu và giai đoạn nhiễm trùng cấp. Cần xét nghiệm để phát hiện bệnh. Cụ thể gặp trong:
- Nhiễm HBV mạn tính tiến triển gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.
- Những người đã từng nhiễm HBV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch và thải trừ hoàn toàn HBV nhưng hiện tại không có viêm gan
- Người lành mang mầm bệnh, ở họ không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể, khi đó họ mang HBV trong máu và có thể lây nhiễm sang người khác
- Xét nghiệm kháng nguyên E (HbeAg) phát hiện sự có mặt của một protein do tế bào nhiễm HBV tiết ra, kết quả dương tính do có nồng độ virut cao trong máu và dễ lây nhiễm.
- Xét nghiệm Kháng thể HbeAg là kháng thể xuất hiện sau khoảng 5 tháng bị nhiễm virut. Sự xuất hiện của kháng thể này chỉ ra nguy cơ lây nhiễm giảm đi và tiên lượng tốt.
4. Trường hợp của bạn có HBsAg dương tính nhưng hiện tại chồng của bạn chưa bị lây nhiễm có thể giải thích như sau:
- Bạn đã từng nhiễm HBV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch và thải trừ hoàn toàn HBV, hiện tại không có viêm gan.
- Kháng nguyên HbeAg trong cơ thể bạn âm tính: Đây là kháng nguyên xuất hiện trong giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn tiền triệu, giai đoạn nhiễm trùng cấp. Xuất hiện sau kháng nguyên bề mặt HbsAg 2-4 tuần. Sự không xuất hiện của kháng nguyên này chỉ ra sự lây nhiễm giảm đi.
- Có thể cơ thể bạn đã có kháng thể HBeAg (Anti HBeAg), là kháng thể xuất hiện sau khoảng 5 tháng bị nhiễm virut. Sự xuất hiện của kháng thể này chỉ ra nguy cơ lây nhiễm giảm đi và tiên lượng tốt.
- Thuốc chủng ngừa viêm gan B thường được dùng theo phương thức nhắc lại nhiều lần, thông thường nhất là 3 mũi trong 6 tháng, hiệu quả là hơn 95% người chủng ngừa được miễn nhiễm sau mũi tiêm thứ 3. Nếu sau mũi tiêm thứ 3 vẫn chưa xuất hiện kháng thể chống siêu vi B thì có thể phải tiêm tới mũi thứ 4 hay thứ 5.
5. Nếu xét nghiệm máu: HbsAg (+) tính, nhưng HbeAg (-) tính, và Anti HbeAg (+) tính thì khả năng lây nhiễm cho thai nhi trong thời kỳ khi có thai là vào khoảng 20%. Nếu sinh con bạn và cần tiêm phòng sớm ngay khi sinh và theo dõi tình trạng của trẻ để có thể phát hiện sớm. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị quốc tế. Tiếp sau đó tiêm vaccin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.
Chúc bạn khỏe và hạnh phúc!