THẮC MẮC

Cháu hay lo lắng, sợ, suy nghĩ những thứ vớ vẩn là bị sao?

Chào bác sĩ cháu 15 tuổi, nữ. Cháu hay lo lắng, sợ, suy nghĩ những thứ vớ vẩn như: Đang đi học - sợ dậy cặp bị đứt. Đi mua cái gì đó -sợ làm rơi tiền. Nên trước khi cháu bước vào quán thì phải kiểm tra tiền đã khỏi đến lúc trả tiền mà không. Có lại xấu hổ. Cháu không bao giời giám khẳng định một điều gì đó vì sợ sai, sợ xấu hổ. Cháu sợ lúc đang chạy thì và vào người khác, chạy không bằng người khác, bị ngã - xấu hổ. Khi bạn bè có đồ ăn cháu không giám xin vì sợ họ không cho -xấu hổ, cháu có lòng tự trọng cao nên hiếm khi mượn, xin người khác cái gì, nhưng người khác xin, mượn của cháu thì cháu liền cho mượn. Cháu sợ đang viết chữ trước mặt các bạn thì bút hết mực. Lúc đổ tương ra đĩa trước mặt mọi người thì nó không ra-xấu hổ. Ngủ 1 mình sợ ma. Thấy người nào lớn tuổi hơn cháu khá lớn mà xưng cháu anh -em thì tưởng ngta đó có ý đồ xấu với mình. Cháu còn hay suy nghĩ lung tung, quá đà: Bạn trai nhìn cháu thì tưởng ngta thích cháu. Ban đêm thấy người nào trong nhà đi ra ngoài lâu trong khi mọi người trong nhà đã ngũ thì tưởng người đó làm chuyện mờ ám, hoặc đại xảy ra chuyện. Cháu ít nói nên cứ có suy nghĩ mình là 1 thiên tài, tại mình không thích nói thôi. Cháu mới học lớp 5 đã nghĩ đến chuyên đặt tên cho con cái sau này, nghĩ đến lúc bố mẹ già - chết rồi khóc như con điên. Có lúc thấy mình là một người vô dụng. Lười giặt quần áo, lười tắm, lười gội đầu, lười học bài. Lười làm việc nhà, lười vui chơi. Cái gì cũg không biết. Tính cách lại khó ưa. Hay giận dữ. Hay khóc. Cháu thấy cháu là một người vô dụng, sinh ra chĩ để làm khổ bố mẹ, anh, chị, em nên cháu luôn có suy nghĩ nếu bây giời người thân của cháu bị bắt cóc, thì cháu sẽ chết thay cho họ vì dù sao cháu sống cũg chẳng có ý nghĩa gì nữa. Chauthâý mình giống vu ương ương trong phim nàng công chúa tôi yêu đấy ạ, chỉ có điều cô ấy có bạn bè giúp đỡ còn cháu thì không, vì cái tính cách này của cháu bên các bạn nữ trong lớp luốn ghét cháu. Và bấy giờ. Cả bạn nám cũg thế. Cháu muốn bác sĩ tư vấn cách loại bỏ những suy nghĩ ngu ngốc trên ạ.

Tư vấn

Chào bạn!
Lo lắng là một phản ứng thông thường của cơ thể. Trạng thái tinh thần này xuất hiện khi bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Nhưng nếu thường xuyên thấy bất an mà không rõ căn nguyên, rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh.
Rối loạn lo âu là biểu hiện thường gặp của suy nhược thần kinh. Chứng bệnh này đi kèm với các dấu hiệu khác như trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu thường tự nhiên có cảm giác hoảng sợ mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Theo thống kê, khoảng 273 triệu người (chiếm 4,5% dân số) trên thế giới từng mắc chứng bệnh này, trong đó nữ giới thường gặp hơn.
Rối loạn lo âu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau gây ra như:
- Sang chấn tâm lý: Gặp cú sốc về mặt tinh thần (ly hôn, người thân qua đời, vỡ nợ... ).
- Thường xuyên sử dụng cà phê, rượu, thuốc ngủ khiến tình trạng lo âu thêm nặng.
- Căng thẳng thần kinh (stress): Mối lo về tài chính hoặc bệnh tật mãn tính có thể gây rối loạn lo âu. Tình trạng này thường gặp ở người già hoặc người trẻ tuổi làm việc trong môi trường áp lực cao.
- Theo các nghiên cứu, yếu tố gia đình cũng liên quan đến việc mắc chứng rối loạn lo âu. Trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn mắc bệnh thường bị nguy cơ cao gấp 6 lần so với bình thường.
Ngày nay, có rất nhiều lời khuyên cho việc chữa trị chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, điều trị tâm lý là mấu chốt quan trọng nhất nhằm giúp bệnh nhân quen dần với vấn đề làm họ hoảng sợ, góp phần cải thiện bệnh, tránh sự trở lại của những biểu hiện tiêu cực.
Chúng ta có thể phòng ngừa chứng bệnh này bằng cách:
- Thực hành lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục.
- Không lạm dụng rượu bia, thuốc kích thích.
- Tích cực giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ cũng như tránh được tâm lý chán nản.
- Đôi khi, chia sẻ với người thân những nỗi buồn, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể, thần kinh) sẽ làm cho tâm lý được giải tỏa, thoải mái và lạc quan hơn về cuộc sống.
Tuy nhiên nếu tình trạng trên ngày càng tiến triển không có dấu hiệu thuyên giảm bạn phải đi khám bác sỹ chuyên khoa tâm thần học để được tư vấn điều trị bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!