THẮC MẮC

Cháu tôi bị lồng ruột bị hoại tử phải cắt 1. 25cm ruột

Xin hỏi bác sỹ cháu tôi bị lồng ruột. Bị hoại tử phải cắt 1. 25cm ruột. Vậy sau này cháu có ảnh hưởng tới sức khỏe không. Và có những biếnchứng gì không ạ.

Tư vấn

Chào bạn!
Nguyên nhân khiến trẻ bị lồng ruột vẫn chưa được xác định chính xác và thường được chia làm 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất là lồng ruột cấp tính. Nhóm này thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi từ 3 tháng đến 2 tuổi, nguyên nhân liên quan đến một tình trạng rối lọan nhu động ruột mà bệnh căn chưa rõ. Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho các trường hợp lồng ruột ở nhóm này như thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc khiến cho ruột của bé chưa thích ứng kịp khiến cho nhu động ruột không đều nên ruột dễ chui vào nhau hoặc là tình trạng nhiểm siêu vi đường ruột làm tăng nhu động ruột tạo thuận lợi cho lồng ruột xuất hiện. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như yếu tố thần kinh, giới tính (bé trai hay gặp hơn bé gái).... cũng có thể ảnh hường và làm lồng ruột dễ xuất hiện ở nhóm tuổi này.
Nhóm thứ hai là nhóm lồng ruột thứ phát, dễ xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi. Nhóm này thường có nguyên nhân thực thể. Các nguyên nhân thường gặp ở nhóm này là phì đại các hạch mạc treo ruột vùng góc hồi manh tràng tạo nên sự cản trở nhu động ruột hay các thương tổn ở thành ruột như túi thừa Meckel, ruột đôi, polype, các u lành hay ác ở ruột. Những thương tổn này gây chèn ép vào thành ruột, làm nhỏ lại khẩu kính lòng ruột nên làm thay đổi nhu động ruột khiến cho lồng dễ xảy ra hơn. Ngòai ra, các bệnh lý tòan thân như u lympho, ban xuất huyết dạng thấp, bệnh viêm quánh niêm dịch, bệnh nhân đang được hóa trị cũng là những yếu tố nguy cơ cao làm cho lồng xuất hiện.
Nếu đưa trẻ đến bệnh viện điều trị sớm, khi trẻ chưa bị nhiễm trùng đường tiêu hóa thì việc điều trị rất đơn giản. Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi. Dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang tại chỗ, bác sĩ sẽ bơm hơi vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng ruột được tháo ra hoàn toàn.
Ngược lại, nếu đến bệnh viện chậm thì đoạn lồng ngày một chui sâu vào nhau, làm cho đoạn ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, dễ khiến trẻ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước, điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột... Khi đã xuất hiện các triệu chứng trên ở trẻ, bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật. Trường hợp trẻ đã bị thủng ruột, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Bệnh nhi đến muộn sẽ có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi, sốt hoặc trong tình trạng sốc.
Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ bị tái phát. Vì vậy khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh lồng ruột, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!