THẮC MẮC

Có phải con em đã mắc hội chứng tăng động quá mức ở trẻ em hay không?

Bác sĩ cho hỏi vợ tôi có một cậu con trai năm nay được 5 tuổi sắp vào lớp 1. Vì từ nhỏ được mẹ và bà ngoại cưng chiều nên mọi việc đều phải mẹ giúp từ ăn uốn đến tắm rửa vệ sinh cá nhân. Hầu như mọi việc đều phải có mẹ không tập trung vào một việc và rất là mau quên. Làm cách nào để khắc phục tình trạng này nếu không khắc phục có ảnh hưởng tính tự lập sau này của trẻ không? Với trẻ rất tăng động tình trạng này nhìn chung hon những đứa trẻ khác có phải đã mắc hội chứng tăng động quá mức ở trẻ em hay không? Cach khắc phục như thế nào?

Tư vấn

Chào bạn!
Tăng động gây chú ý TĐGCY gặp ở 2 – 10% trẻ em lứa tuổi tiểu học, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 10 lần.Nguyên nhân của rối loạn TĐGCY do nhiều yếu tố kết hợp lẫn nhau như: do não của trẻ bị tổn thương trước và sau sinh (do mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, uống nhiều rượu, hút thuốc, bất thường cấu trúc não, nhiễm độc chì, sang chấn sản khoa, đẻ ngạt, đẻ non, vàng da, bệnh lý nhiễm trùng nhiễm độc não sau sinh…), có yếu tố di truyền gia đình, kết hợp với yếu tố môi trường bất lợi như gia đình sống chật chội đông người, cách giáo dục trẻ không đúng … tác động đối với một trẻ có yếu tố sinh học không thuận lợi sẽ làm bộc lộ các dấu hiệu của rối loạn.
Theo phân loại quốc tế lần thứ 10 chia ra 3 thể: thể tăng động xung động chiếm ưu thế, thể giảm chú ý chiếm ưu thế và thể kết hợp (trẻ có cả tăng hoạt động và giảm tập trung chú ý).
Biểu hiện
Những biểu hiện thường quan sát thấy ở trẻ:
– Các dấu hiệu giảm tập trung chú ý: 9 dấu hiệu thường gặp: không tập trung vào nhiệm vụ, không cẩn thận tỉ mỉ trong học tập và công việc, không chú ý lắng nghe người khác nói, không tuân theo các hướng dẫn, không biết tổ chức công việc, không thích tham gia vào công việc đòi hỏi phải nỗ lực về trí tuệ, hay quên và làm mất đồ dùng học tập, dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài, hay đãng trí trong sinh hoạt hàng ngày.
– Các dấu hiệu tăng hoạt động, hấp tấp: Có 6 dấu hiệu tăng hoạt động: ngồi không yên, luôn cựa quậy chân tay, rất hay rời khỏi ghế khi phải ngồi một chỗ, luôn chạy nhảy leo trèo ở nơi không cho phép, khó tham gia vào các hoạt động tĩnh, luôn chân luôn tay như thể được gắn động cơ, nói quá nhiều.
Có 3 dấu hiệu của sự xung động hấp tấp: thường trả lời trước khi người hỏi chưa đặt xong câu hỏi, khó chờ đợi lần lượt thứ tự, hay nói chen ngang vào hội thoại của người khác.
Trước hết để khắc phục tình trạng này vợ bàn dần dần cháu bắt đầu dần dần từng bước tự làm những vệ sinh cá nhân, tự xúc ăn, gia đình chắm quá kĩ sẽ khiến trẻ phụ thuộc vào bố mẹ. Tuy nhiên đồng thời phải theo dõi các biểu hiện hàng ngày của bé, nếu bé có các dấu hiệu trên bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi và tâm lí để xác định đúng tình trạng bệnh và có hướng khắc phục sớm.
Chúc cháu bé khỏe mạnh!