THẮC MẮC

Đại tiện phân lỏng có nhầy là bị gì?

Em là nam năm nay 22 tuổi. Em bị các triệu chứng này đã được 1 năm rưởi. Lúc đâu em khó đại tiện em ngồi trong nhà vệ sinh cả giờ nhưng không thể đại tiện được mặc dù phân lỏng phân nát chứ không có táo bón. Càng sau ít tháng em đi đại tiện được nhưng phân thì nát ra không thành khuôn phân có nhầy. Đôi khi lại có nhầy máu. Ngày em đi đại tiện 2 đến 3 lần có khi là 4 lần. Và phân sống. Và đau đến hôm nay là 1 năm rưởi rồi. Sáng ngủ dậy là đau bụng liền có khi ăn xong khoảng 30 phút là đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Có lúc phân vón cục nhỏ. phân thay đổi liên tục ạ. Lúc bắt đầu đau khoảng 2 tháng là em có ra bệnh viện bạch mai khám được siêu âm ổ bụng và nội soi đại tràng kết quả bình thường ạ bác sĩ không phát thuốc gì chỉ phát mổi mên tiêu hóa về uống khoảng 1 tháng sau em cứ đau. Em quyết tâm ra bạch mai khám lần nửa. Em siêu âm ổ bụng và nội soi lại đại tràng lần 2. Siêu âm bình thường và nội soi đại tràng thì bị trĩ nội độ 1 -2. Bác sĩ kết luận TD IBS và phát thuốc về uống. Em uống được 1 tháng thì triệu chứng có giảm nhưng không hết. Từ đó đến h tầm 2 3 tháng trở lại đây em vẫn có triệu chứng như vậy. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

Tư vấn

Chào bạn!
Nếu phân có nhày máu thì bạn cần tái khám kiểm tra và xét nghiệm phân loại trừ nhiễm trung đường ruột. Nếu không tìm thấy nguyên nhân bệnh lý có thể bạn bị hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương ở ruột. Bệnh thường biểu hiện các triệu chứng như sau:
- Đau quặn từng cơn quanh rốn hoặc khó chịu vùng bụng
- Giảm đau hoặc chướng bụng sau khi đại tiện.
- Thay đổi hình dạng khuôn phân, có thể đi phân lỏng hoặc phân cứng
- Thay đổi số lần đi đại tiện.
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định. Có thể do thực phẩm, căng thẳng, các yếu tố kích thích. Bạn có thể kiểm soát được bệnh bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý:
- Bổ sung chất xơ hợp lý: chất xơ có trong ngũ cốc, trái cây, rau, đậu… giúp giảm táo bón, nhưng cũng có thể làm cho hơi và đau bụng nặng hơn. Tốt nhất là bạn nên tăng dần lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và nên kèm theo uống nhiều nước để giảm thiểu khí gây đầy hơi, táo bón
- Không bỏ bữa và cố gắng ăn trong cùng khoảng thời gian mỗi ngày để giúp điều chỉnh chức năng ruột.
- Cẩn thận với các sản phẩm sữa: Nếu không dung nạp lactose, thử thay thế sữa chua cho sữa.
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp làm giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột và có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Chúc bạn sớm lành bệnh!