THẮC MẮC

Hay nói chuyện một mình từ khi còn học lớp 6 có bị mắc bệnh tâm thần hay không?

Chào bác sĩ. Em là nữ. Năm nay 19 tuổi. Em mắc triệu chứng hay nói chuyện một mình từ khi còn học lớp 6. Nhiều lúc tự ngồi tượng tưởng ra khung cảnh, người để nói chuyện một mình. Lúc xem một bộ phim nào đó em lại tự nhập mình vào vai diễn và nói một mình với những nhân vật em tượng tưởng ra. Em còn tự nghĩ ra đứg trên sân khấu và hát, nhảy 1 mình. Tự tượng tưởng có khán giả cổ vũ nhưng thật tình lại không có ai. Em thích 1 mình. Nhưng bây giờ đỡ hơn ngày xưa 1 chút. Thỉnh thoảng mới vậy chứ không thường xuyên như trước. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của em. Nhiều lúc tự nghĩ ra 1 người yêu. Tự nói chuyện với người đó. Mà thực chất là tự nói tự trả lời 1 mình. Em lo lắm. Em không biết phải làm sao. Nhưng như vậy em lại cảm thấy vui và thoải mái. Bạn bè em khá nhiều, nhưng em rất ít tiế xúc với họ, em thích 1 mình và tượng tưởng ra bạn hơn là thực tế. Em sống khá nội tâm và khép kín. Bác sĩ cho em hỏi liệu em có bị mắc bệnh tâm thần hay không? Và em phải làm gì ạ? Em cảm ơn

Tư vấn

Chào bạn!
Một nhà tâm lý học nước ngoài đã đưa ra những phát hiện đáng kinh ngạc về việc nói chuyện một mình, bao gồm cả việc nói to ra ngoài và nói thầm trong đầu. Paloma Mari-Beffa, thuộc Đại học Bangor nói rằng, việc nói chuyện một mình là điều hết sức bình thường, đồng thời, nó còn giúp bạn kiểm soát được chính mình. Trong khi đó, việc nói to một mình có thể là dấu hiệu cho thấy, bạn có khả năng nhận thức cao, chứ không phải là bệnh tâm thần.
Hầu như chúng ta đều thường xuyên nói thầm trong đầu. Chúng ta thường tham gia vào các cuộc đối thoại sâu sắc, siêu việt vào lúc 3 giờ sáng, với không ai khác ngoài chính những suy nghĩ của mình để tìm câu trả lời. Độc thoại nội tâm thực sự lành mạnh, chúng có một vai trò đặc biệt trong việc giữ cho đầu óc của chúng ta thoải mái.
Nó giúp chúng ta tổ chức các ý nghĩ, lên kế hoạch hành động, củng cố trí nhớ và điều chỉnh cảm xúc. Nói cách khác, nó giúp chúng ta kiểm soát bản thân. Nói to là sự mở rộng hơn của việc nói thầm trong đầu, nó xuất hiện khi có một động cơ mệnh lệnh nhất định nào đó vô tình được kích hoạt.
Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, Jean Piaget đã quan sát thấy rằng, những đứa trẻ bắt đầu kiểm soát hành động của mình ngay từ khi tập nói. Khi chạm vào một vật nóng, trẻ mới biết đi thường nói to "nóng, nóng" và đi ra chỗ khác. Loại hành vi này có thể tiếp tục vào giai đoạn trưởng thành.
Nếu bạn lo lắng mình có bị trầm cảm hay không hãy trả lời câu hỏi sau một cách trung thực, thẳng thắn:
- Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều.
- Cảm giác mệt mỏi hoặc mất năng lượng, mất sinh lực, uể oải.
- Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều.
- Mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí.
- Cảm giác buồn rầu, buồn bã hoặc bực bội khó chịu.
- Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân.
- Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình.
- Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường. Đặc biệt có ý nghĩ muốn chết, muốn gây thương tích cho mình hoặc không bằng lòng với cuộc sống.
Thường xuyên lo lắng về những rối loạn trong cơ thể của mình (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đổ mồ hôi, đau cơ...).
Nếu có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện trong 2 tuần liên tiếp, có thể bạn đã bị trầm cảm. Thực tế cho thấy, trầm cảm nếu không được phát hiện điều trị đúng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Chúc bạn sức khoe!