THẮC MẮC

Hỏi kết quả siêu âm hai buồng trứng có nhiều nang nhỏ có ảnh hưởng gì không?

Chào bác sĩ. Em năm nay 26 tuổi. Do kinh nguyệt không đều nên em có đi khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ ngày 20/05/2019. Kết quả như sau: Tử cung: Ngã sau DKTS: 37mm Mật độ: Đều Buồng trứng (P): có nhiều nang nhỏ Buồng trứng (T): có nhiều nang nhỏ K

Tư vấn

Chào bạn!
Bạn hãy tham khảo thông số bình thường như sau:
Bộ phận sinh dục nữ tính từ ngoài vào bao gồm môi lớn, môi nhỏ, màng trinh, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng …vv
Âm đạo là một khoang ảo, có khả năng co dãn rất tốt và là bộ phận để giao hợp.
Cổ tử cung là phần tiếp giáp giữa buồng tử cung và âm đạo, cổ tử cung dài khoảng 2 đến 2,5 cm, có lỗ thông từ buồng tử cung ra âm đạo, khi hành kinh máu kinh sẽ chảy từ buồng tử cung qua lỗ cổ tử cung ra âm đạo và ra ngoài
Tử cung có hình tam giác, dài khoảng 5 đến 7cm, chiều ngang khoảng 4 đến 4,5 cm, chiều dày khoảng 3 đến 3,5cm, tử cung là nơi chứa thai và để thai nhi phát triển.
Cấu trúc tử cung bao gồm cơ tử cung và niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung là bộ phận ở trong buồng tử cung, đầu kỳ kinh niêm mạc tử cung dày khoảng 2 đến 5 mm đến giữa kỳ kinh niêm mạc dày khoảng 12 đến 15 mm, khi trứng thụ thai sẽ bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Hoặc cuối tháng niêm mạc bong ra gây hiện tượng hành kinh.
Buồng trứng có chức năng đó là sản xuất ra hoc mon sinh dục và sản xuất ra trứng trong đó hoc mon có vai trò quan trọng trong vấn đề kinh nguyệt.
Buồng trứng bình thường có rất nhiều nang trứng, đầu kỳ kinh nang trứng có kích thước 3 đến 5 mm đến thời điểm rụng trứng (phóng noãn) nang trứng đạt kích thước 15 đến 20 mm rồi phóng noãn, nhân tế bào thoát ra qua loa vòi trứng đến vòi trứng rồi đến buồng tử cung. Phần nang còn lại tiêu đi hoặc sẽ phình to lên có thể đạt kích thước trên 30 mm, đến cuối tháng khi hành kinh nang sẽ tiêu đi. Cũng có một số người nang có thể đạt kích thước 40 đến 50 mm bên trong chứa dịch đồng nhất, vỏ nang mỏng – những nang này là nang sinh lý không điều trị gì.
Như vậy bạn cần xem lại thời điểm siêu âm là ngày nào của chu kỳ kinh nhé khi đó mới có định hướng được. Bạn cần có chẩn đoán tại sai kinh nguyệt không đều khi đó mới có hướng điều trị phù hợp được vì thế bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ đã khám cho bạn nhé.
Chúc bạn khỏe.