THẮC MẮC

Làm như nào để phát triển chiều cao tốt nhất?

Dạ em chào các bác sĩ ạ. Em năm nay 17 tuổi, đang học lớp 12. Nhưng chiều cao của em thì có 1m68 thôi và thua hẳn hơn các bạn trong lớp. Cho em hỏi là tuổi của em còn phát triển chiều cao không ạ. Và làm như nào để phát triển chiều cao tốt nhất?

Tư vấn

Chào bạn!
Tuổi của bạn vẫn phát triển chiều cao cho đến năm 21 tuổi thậm trí còn có thể thêm vài năm. Muốn biết làm thế nào để cao thêm bạn cần hiểu các yếu tố tác động đến chiều cao để can thiệp nhé.
Chiều cao phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền
Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định hoàn toàn, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Để phát triển chiều cao, cần hiểu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Có nhiều yếu tố làm thay đổi chiều cao như: di truyền, dậy thì, hormon, môi trường, xã hội, hoạt động thể thao và dinh dưỡng
Yếu tố dậy thì và hormon
Chiều cao sẽ tăng từ khi hình thành cho đến hết tuổi dậy thì. Trước khi dậy thì, những phần xương ống (chân, tay) mềm và có thể thay đổi chiều dài. Khi dậy thì, các đĩa tăng trưởng Epiphysis bắt đầu được hình thành và củng cố nên tăng trưởng dừng lại.
Yếu tố môi trường và xã hội
Môi trường, xã hội cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng chiều cao. Chiều cao phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện sống khi còn bé. Các yếu tố môi trường như: tầng lớp xã hội, giáo dục của cha mẹ… Những bé phải nhập viện khi còn thơ ấu thường thấp hơn với bé không bị nhập viện.
Trẻ có cha mẹ ly thân hay ly dị cũng thường thấp hơn. Nhất là trẻ có cha mẹ ly dị giữa lứa tuổi từ 4-7 tuổi. Môi trường căng thẳng dễ ảnh hưởng đến chiều cao.
Khoảng 20% chiều cao phụ thuộc vào môi trường ở đâu và điều kiện sống
Dinh dưỡng
Đây cũng là một yếu tố quyết định rất lớn tới sự phát triển chiều cao. Chiều cao tăng từ khi hình thành đến hết tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn phôi thai, độ tuổi từ 6 – 8 và tuổi niên thiếu. Một chế độ ăn uống thích hợp và chăm sóc sức khỏe trong 3 giai đoạn này có thể có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao.
Ngay khi còn mang thai, nếu trẻ được nuôi dưỡng bổ sung tốt, Cha mẹ không hút thuốc, uống rượu… trẻ sẽ có lợi thế phát triển tốt hơn. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì. Bữa ăn cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, mất cân bằng.
Chúc bạn sức khỏe!