THẮC MẮC

Lo lắng trầm cảm khi lúc nào cũng nghĩ mình là siêu sao bóng đá phải làm sao?

Cháu chào bác! Cho cháu xin hỏi một vấn đề như sau ạ, cách đây gần một năm cháu rất đam mê bóng đá và đã đá bóng rất nhiều, đi đến đâu cháu cũng chỉ nghĩ đến bóng đá. Cháu nghĩ nhiều quá sau đó cháu cứ hoang tưởng là một ngôi sao đá bóng và trong đầu cháu lúc nào cũng nghĩ mình là một siêu sao và có một cái sân vận động thi đấu trước mặt. Lúc nào cũng chỉ nghĩ đến đá bóng và những điều sai lầm là mình cho là đúng. Sau một thời gian cháu không biết là mình có bị trầm cảm hay không lúc thì buồn lúc thì vui, lo sợ này lọ rồi cứ nghĩ mình rất là giỏi và thông mình chẳng ai bằng mình rồi cứ ngữ mọi người là những người bình thường còn mình như là một người nổi tiếng. Còn hiện tại bây giờ cháu cứ nghĩ lung tung không muốn nghĩ nó cứ nghĩ, xong bây giờ cháu cứ như kiểu bị đơ không ý thức được gì, xong trong đầu cố không nghĩ gì và lúc nào cũng phải cảm giác cố trong đầu phải lấy lại cảm giác bình thường như trước đây. Cháu xin hỏi bác sĩ là cháu bị bệnh gì ạ. Và có chữa được không cháu xin trân thành cảm ơn! À mà cháu xin hỏi nốt ạ: hiện tại trong đầu cháu loạn lắm ạ, cứ nói câu gì ra lại nghĩ lại cái câu đấy đầu cứ như kiểu ở trên mây xong cứ chú ý đến những cử chỉ và của mình và mọi tiếng động xung quanh mình!

Tư vấn

Chào bạn!
Thứ nhất về vấn đề trầm cảm, để tự xác định xem mình có các triệu chứng trầm cảm hay không, hãy trả lời câu hỏi sau một cách trung thực, thẳng thắn:
- Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều.
- Cảm giác mệt mỏi hoặc mất năng lượng, mất sinh lực, uể oải.
- Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều.
- Mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí.
- Cảm giác buồn rầu, buồn bã hoặc bực bội khó chịu.
- Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân.
- Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình.
- Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường. Đặc biệt có ý nghĩ muốn chết, muốn gây thương tích cho mình hoặc không bằng lòng với cuộc sống.
Thường xuyên lo lắng về những rối loạn trong cơ thể của mình (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đổ mồ hôi, đau cơ...).
Nếu có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện trong 2 tuần liên tiếp, có thể bạn đã bị trầm cảm. Thực tế cho thấy, trầm cảm nếu không được phát hiện điều trị đúng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ hai, hoang tưởng ảo giác thường xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 15-25, bất cứ ai cũng có thể mắc phải, tỉ lệ nam-nữ mắc bệnh như nhau. Một nghiên cứu cho biết, các loại hoang tưởng, ảo giác thường gặp ở bệnh nhân là hoang tưởng bị truy hại (chiếm khoảng 68,63%), hoang tưởng bị chi phối (chiếm 50%), hoang tưởng bị kiểm soát (chiếm 30,395%), ảo giác chủ yếu là ảo thanh (chiếm đến 86,6%). Như vậy dạng hoang tưởng ảo giác thường gặp là hoang tưởng bị truy hại, hoang tưởng bị chi phối, nội dung của hoang tưởng liên quan đến các thiết bị hiện đại, ảo giác chủ yếu là ảo thanh.
Nguyên nhân của hoang tưởng áo giác do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được. Đây là bệnh nội sinh nhưng có người vẫn còn lầm lẫn cho rằng đây là bệnh mắc phải do stress, do yếu tố môi trường, do chấn thương.
Vì vậy để an tâm bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để bác sỹ thăm khám và trao đổi trực tiếp xem bạn có mắc các bệnh lý kể trên hay không để có hướng điều trị phù hợp nhé.
Chúc bạn sức khỏe!