THẮC MẮC

Mắc bệnh lý ngưng thở khi ngủ nếu được phát hiện lúc tình trạng ngưng thở đang diễn ra thì có cứu được mạng sống không?

Chào bác sĩ. Đối với người mắc bệnh lý ngưng thở khi ngủ nếu được phát hiện lúc tình trạng ngưng thở đang diễn ra thì có cứu được mạng sống không?

Tư vấn

Chào bạn!
Tiêu chuẩn chẩn đoán độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ tùy thuộc vào tổng số đợt ngưng thở trong 1 giờ.
Mức độ nhẹ: 6 - 15 đợt/giờ.
Trung bình: 16 - 30 đợt/giờ.
Nặng: > 30 đợt/giờ.
Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ tùy thuộc vào mức độ nhẹ, trung bình hay nặng.
Mức độ nhẹ: chủ yếu thay đổi lối sống: giảm cân, dùng gối tránh ngáy, ngủ tư thế nghiêng, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần. Hoặc dùng dụng cụ nâng hàm: một dùng cụ gắn ở miệng có tác dụng đưa hàm dưới ra trước, tăng khoảng trống của vùng hầu và vùng sau đáy lưỡi, giảm tính xẹp của vùng hầu.
Mức độ trung bình: một số bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà nếu nguyên nhân gây hội chứng ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng. Khi đó bệnh nhân sẽ được cắt amidan, lưỡi gà và vòm khẩu cái sau.
Mức độ nặng: thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở CPAP, gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng, được chỉ định đối với các trường hợp hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình và nặng.
Máy thở CPAP có tác dụng giúp mở và ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trên, giảm buồn ngủ vào ban ngày ở hầu hết tất cả bệnh nhân và cải thiện tăng huyết áp, tiểu đêm.
Vì thế, chúng ta hãy nghĩ đến hội chứng ngưng thở khi ngủ trong các bệnh lý tim tim mạch và hãy nhớ đến các biến chứng tim mạch trong hội chứng ngưng thở khi ngủ, nhằm để:
- Xác định đối tượng mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ và điều trị sớm.
- Từ đó sẽ giảm được biến cố tim mạch và giảm được tỉ lệ tử vong.
Chúc bạn sức khỏe!