THẮC MẮC

Mắt đỏ vì không tháo kính áp tròng đi ngủ phải làm sao?

Tối qua trước khi cháu đi ngủ thì cháu quên không tháo kính áp tròng, sáng dậy cháu mới tháo. Trong lúc tháo cháu thấy rất bình thường, nhưng một lúc sau thì mắt cháu đỏ ọng lên, rồi không mở được mắt ra, mỗi khi cố mở ra thì nó đau, và chảy nước mắt, bây giờ cháu phải làm gì cho mắt cháu không đỏ với đau nữa thưa bác sĩ

Tư vấn

Chào bạn!
Có một số biến chứng thường gặp khi đeo lens bạn cần lưu ý: 1. Thiếu oxy giác mạc Các chất liệu làm kính áp tròng mềm thông thường chỉ đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho giác mạc khi mắt hoạt động chứ không thể đảm bảo lượng oxy khi ngủ. Các kính áp tròng có công suất cao (cận,viễn nặng) hoặc kính loạn thị thường có thể làm giảm lượng oxy vào mắt nhiều hơn. Các chất liệu truyền thống làm kính áp tròng thường không cho phép đeo kính ngủ qua đêm.
2. Tân mạch giác mạc Đây là biến chứng thường gặp của thiếu oxy giác mạc mạn tính do kính áp tròng (nhất là các loại kính áp tròng có chỉ số thấm khí thấp). Thường tân mạch xuất hiện nhiều hơn ở vùng rìa cực trên giác mạc. Nếu tân mạch xuất hiện trong nhu mô giác mạc thì bệnh nhân cần ngưng đeo kính ngay và nếu muốn tiếp tục đeo phải chuyển qua loại kính làm bằng chất liệu mới có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho mắt ngay cả khi ngủ như: Silicon Hydrogel.
3. Thay đổi độ cong giác mạc Việc đeo kính áp tròng có thể gây biến dạng và thay đổi độ cong giác mạc. Nguyên nhân có thể do thiếu oxy giác mạc, hoặc do đeo kính áp tròng có bán kính cong không phù hợp với độ cong giác mạc. Điều này sẽ dẫn tới cảm giác mờ khi đeo kính gọng sau đó.
4. Viêm kết mạc Kính áp tròng mềm có đặc tính ngậm nước do đó thường chứa cả các tác nhân hóa học gây mẫn cảm. Các bệnh nhân đeo kính áp tròng mềm có nguy cơ giảm cảm giác và có các phản ứng dị ứng với độc chất. Tất cả các chất bảo quản và chất hóa học có tác dụng sát khuẩn đều có thể gây phản ứng mẫn cảm và đôi khi gây ra tăng sản hột. Thimerosal là chất bảo quản độc hại nhất..
5. Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ Đây là tình trạng viêm kết mạc nhú gai ở sụn mi trên. Thường gặp ở cả 2 mắt nhưng đôi khi cũng ở trên 1 mắt, thường gặp ở người đeo kính tiếp xúc (KTX) mềm hơn là KTX cứng thấm khí. Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ có nguyên nhân từ phản ứng miễn dịch liên quan đến việc sử dụng thuốc, nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ những cọ sát mãn tính lên kết mạc sụn. Bước đầu tiên trong việc điều trị viêm kết mạc nhú gai khổng lồ là loại bỏ tác nhân gây ra nó. Nên ngừng đeo KTX cho đến khi tình trạng viêm đã được điều trị khỏi..
6. Viêm giác mạc Thường là các viêm giác mạc chấm nông, nếu nhẹ thường không có triệu chứng gì khi khám bằng sinh hiển vi thường có bắt màu nhẹ. Viêm giác mạc do vi khuẩn thường gặp ở những người đeo KTX mềm hơn là kính cứng thấm khí và nguy cơ này sẽ tăng gấp 10-20 lần nếu đeo kính qua đêm. Việc đeo kính qua đêm thường làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, thâm nhiễm ở vùng rìa giác mạc, và hội chứng mắt đỏ cấp tính. Các tình trạng trên kết hợp với sự hiện diện của vi khuẩn gram âm gây ra phản ứng viêm. Việc đeo KTX mềm cũng có nguy cơ bị nhiễm Acanthamoeba có thể gây viêm hủy hoại giác mạc. Không nên để KTX mềm tiếp xúc với nước chưa tiệt trùng như: nước đóng chai, nước máy, nước sông hồ.
7. Triệu chứng khô mắt khi đeo KTX Khô mắt có thể xảy ra khi đeo KTX, có thể do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do chất lượng nước mắt kém và tình trạng này trở nên khó chịu hơn khi đeo kính tiếp xúc nhất là khi đeo kính tiếp xúc mềm ngậm nước. Bệnh nhân hay than phiền: cộm xốn, khó chịu, mờ mắt nhất là vào cuối ngày. Có thể xử lý bằng cách cho bổ sung thêm nước mắt nhân tạo (tốt nhất là các loại không có chất bảo quản). Triệu chứng này có thể giải quyết bằng cách chuyển qua đeo kính bằng chất liệu Silicone Hydrogel.
Bạn nên sớm khám chuyên khoa mắt để bác sỹ xem xét trực tiếp và tư vân điều trị.
Chúc bạn sức khỏe!