THẮC MẮC

Mổ thông liên thất cần chế độ ăn nào tốt nhất?

Chào bác sĩ. Con em bị thông niên thất đã mổ được 5 tháng. Hiện tại cháu đang ăn dặm và hay bị táo bón. Bác sĩ tư vấn giúp em nên cho cháu ăn các loại thức ăn nào là tốt nhất. Cháu đã được 8 tháng tuổi.

Tư vấn

Chào bạn!
Khi trẻ được 8 tháng tuổi, đã có dấu hiệu vài chiếc răng mọc nhú lên và dần thành thạo với thức ăn đặc. Tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, các mẹ hãy chế biến các món ăn sao cho khẩu phần ăn của trẻ hợp lý.
Dưới đây là một số lưu ý với chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi mà các mẹ nên quan tâm:
Trẻ 8 tháng tuổi cần cung cấp dinh dưỡng với khoảng 500ml sữa/ngày, khoảng 3 bữa bột/cháo xay (600ml/ngày). Các mẹ cần tập cho trẻ ăn đặc dần với 3 bữa bột hoặc cháo xay, và cho trẻ ăn đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất. Như vậy, mỗi ngày trẻ cần khoảng 50 – 60g thịt (tôm, cá…), 50 – 60g gạo tẻ trắng, 15g dầu (mỡ), rau xanh, trái cây…
Các mẹ cần duy trì cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và thịt xay nhuyễn. Những thức ăn này giúp trẻ dễ nuốt và cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của trẻ như carbohydrate, protein, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Để bổ sung thêm sắt cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ ăn bột ngũ cốc.
Các mẹ có thể tự chế biến món ăn cho trẻ bằng những thực phẩm hàng ngày của gia đình thay vì mua sẵn thức ăn cho trẻ được bán tại các cửa hàng. Một ít rau xanh và hoa quả nghiền mềm cộng thêm một chút nước là các mẹ đã có món ăn ngon đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Không được bỏ qua mỡ và các loại dầu trong thực đơn cho trẻ. Các mẹ có thể trộn 1 ít bơ khi nghiền rau cho trẻ ăn. Bơ không chỉ làm tăng thêm hương vị của món ăn mà còn bổ sung vitamin A cho trẻ. Dầu oliu, dầu cải, lượng cũng là một sự thay thế thông minh, axit trẻo trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.
Khi cho trẻ ăn bổ sung, các mẹ cần lưu ý nguyên tắc: ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và làm quen dần với từng thực phẩm. Mẹ cũng nên cho trẻ ăn bổ sung với nhiều loại thực phẩm khác nhau như khoai lang, táo, cà rốt, lê, đào, bí và chuối để kiểm soát những triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ.
Chúc bé sức khỏe!