THẮC MẮC

Sau khi bỏ thuốc lá thấy người mệt tức ngực đầu choáng váng là sao?

Chồng tôi năm nay 53 tuổi hút thuốc lá và cả thuốc lào gần 30 năm rồi cách đây 1 tuần chồng tôi quyết định bỏ thuốc, bình thường sáng nào ngủ dạy việc đầu tiên là hút thuốc lào nên khi bỏ chồng tôi thấy người mệt tức ngực đầu choáng váng. Khi đi khám bác sĩ bảo chồng tôi bị chậm nhịp xoang có 48 nhịp, hiện đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng chồng tôi vẫn thấy mệt không muốn ăn uống và tức ngực tôi đếm nhịp tim buổi sáng của chồng tôi lúc được 68 nhịp, sáng hôm sau lại 60 nhịp nhưng buổi chiều chỉ có 58 nhịp hiện tôi rất lo lắng vì chồng tôi vẫn không thể đi làm được dù cố gắng ăn uống bồi dưỡng tốt. Tôi mong Bác sĩ tư vấn giúp liệu chồng tôi bỏ thuốc có liên quan đến nhịp tim chậm không hay chỉ là trùng lặp vô tình thôi và có nên đi tuyến trung ương để kiểm tra chính xác không ạ ( vì tôi ở tỉnh yên bái nên đã khám ở bv đa khoa tỉnh) rất mong bác sĩ trả lời giúp băn khoăn của tôi, xin cảm ơn bác sĩ ạ

Tư vấn

Chào bạn!
Sau khi cai thuốc lá, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi về thể chất và tinh thần khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu. Hội chứng cai thuốc lá ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Hãy lưu ý các triệu chứng phổ biến của hội chứng cai thuốc lá để có thể kiên trì vượt qua từng trở ngại một nhé.
Triệu chứng thể chất
Khi cai thuốc lá, cơ thể của bạn sẽ đối phó với một số triệu chứng thể chất sau đây:
1. Cảm giác thèm ăn: Thuốc lá có chứa 2 chất là serotonin và dopamine làm giảm đói, vì vậy khi bạn không hút thuốc lá nữa thì bạn sẽ có những cơn thèm ăn mãnh liệt. Bên cạnh đó, nhiều người cảm thấy rằng họ ăn để không nghĩ về nhiều về việc hút thuốc. Trong thời gian 2 tuần đầu tiên, bạn có thể thèm nhiều thức ăn giàu carbohydrate và đồ ngọt khiến cân nặng tăng lên từ 2kg đến 4kg khi bỏ thuốc lá.
2. Ho kéo dài: Khi bạn bỏ thuốc lá, các lông mao sẽ bắt đầu hoạt động trở lại và phổi sẽ bắt đầu việc loại thải chất độc ra khỏi cơ thể, việc này có thể gây ra ho kéo dài trong vài tuần đầu khi cai thuốc lá.
3. Nhức đầu: Đau đầu là một triệu chứng sau khi bỏ thuốc lá, tuy nhiên tình trạng này thường ở mức nhẹ, giảm dần và cơ thể sẽ trở lại bình thường.
4. Rối loạn tiêu hóa: Trong tháng đầu tiên, rối loạn tiêu hóa có thể là một tác dụng phụ gây khó chịu cho bạn. Nhiều người bị khó chịu dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, IBS (hội chứng ruột kích thích) và chứng táo bón, có thể kéo dài từ một đến bốn tuần.
Triệu chứng tinh thần
Bên cạnh các ảnh hưởng về thể chất, hội chứng cai thuốc lá cũng tác động đến cả tinh thần của bạn với các triệu chứng:
1. Cảm xúc lo lắng: Bạn hút thuốc lá để giảm căng thẳng, do đó tình trạng lo lắng của bạn có thể tăng vọt khi bạn bỏ thuốc lá. Tình trạng này thường xuất hiện kéo dài từ 3 ngày đến một vài tuần.
2. Phiền muộn: Triệu chứng này có thể bắt đầu vào ngày đầu tiên khi bạn bỏ thuốc lá và kéo dài khoảng một tháng. Nhưng nếu bạn có dấu hiệu trầm cảm trong quá khứ, tình trạng này có thể kéo dài hơn và cần được sự trợ giúp của bác sĩ để kiểm soát tình hình.
3. Cáu gắt: Bạn dễ dàng nổi nóng với mọi người, tuy nhiên triệu chứng này là hoàn toàn bình thường và thường xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi.
4. Mất tập trung: Có lẽ bạn sẽ có một thời gian khó khăn để tập trung khi chất nicotine đã loại bỏ khỏi cơ thể khi cai thuốc lá, nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng bình thường trở lại và bạn sẽ vượt qua được.
Thời gian sau khi cai thuốc lá
Cơ thể phản ứng nhạy bén với những thay đổi khác thường. Do đó, khi bỏ thuốc lá, cơ thể sẽ phát đi những tín hiệu khác nhau sau mỗi khoảng thời gian nhất định. Tìm hiểu về các cột mốc thời gian cai thuốc lá để biết vì sao bạn nên bỏ thuốc ngay lập tức.
30 phút – 4 giờ: Lượng nicotine sẽ giảm đi và bạn sẽ bắt đầu khao khát một điếu thuốc khác.
10 giờ: Bạn sẽ rất bồn chồn, khao khát một điếu thuốc và bản thân tìm cách làm việc khác để không thèm thuốc.
24 giờ: Cơn thèm ăn của bạn tăng lên.
2 ngày: Bạn sẽ bị nhức đầu khi chất nicotine được loại bỏ khỏi cơ thể.
3 ngày: Sự thèm muốn thuốc lá giảm nhưng lo lắng sẽ bắt đầu tăng lên.
1 tuần: Hãy tự bảo vệ mình và tránh những yếu tố kích thích sự thèm muốn thuốc lá.
2 đến 4 tuần: Bạn vẫn chưa có nhiều năng lượng, nhưng sự thèm ăn của bạn sẽ ổn định. Ngoài ra, tình trạng ho và lo lắng cũng sẽ được cải thiện.
5 tuần: Thách thức bây giờ của bạn là giữ tinh thần mạnh mẽ để duy trì “ý chí quyết tâm” bỏ thuốc.
Cai thuốc lá là một hành trình đầy khó khăn và thử thách. Chồng bạn ngoài có các triệu chứng của hội chứng cai còn có các các biểu hiện bệnh lý như nhịp tim chậm, đau tức ngực…nếu dùng thuốc bệnh viện tỉnh không thuyên giảm nên đến bệnh viện trung ương khám chuyên khoa tim mạch để được tư vân điều trị bệnh nhé.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!