THẮC MẮC

Thiếu máu lên não, hay buồn nôn và nôn khắc phục thế nào?

Chào bác sĩ. Con năm nay 18 tuổi, nặng 43 kg. Con bị thiếu máu lên não, khi thay đổi tư thế thì bị buồn nôn và nôn. Con nhờ bác sĩ tư vấn cho con xem nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày, ngủ từ mấy giờ, dậy từ mấy giờ và vận động như thế nào để cải thiện sức khoẻ ạ. Con cảm ơn bác sĩ.

Tư vấn

Chào bạn!
Trước đây, bệnh thiếu máu lên não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi và đặc biệt nhiều ở người phải lao động trí óc. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi. Và giới trẻ thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu mà để tới khi bệnh trở nặng, phải đến bệnh viện mới biết rằng mình mắc bệnh thiếu máu não. Các biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, khiến tổn hại mô não, thiếu máu não cục bộ, liệt não thậm chí đột quỵ não dẫn đến tử vong cao. 3 nguyên nhân gây thiếu máu não phổ biến nhất là: cột sống bị tổn thương, bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch não. Riêng với giới trẻ, những lý do khiến tình trạng thiếu máu não ngày càng tăng cao đến từ những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày:
Gối đầu cao hơn cơ thể khi nằm. Những chiếc gối cao hơn 15cm rất có hại cho sức khỏe.
Sử dụng máy tính quá nhiều: Khi ngồi, chỉ nhìn vào màn hình máy tính khiến cơ cổ không được vận động, ảnh hưởng đến việc tuần hoàn não.
Nạp quá nhiều chất béo: Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Các mạch máu bị xơ vữa sẽ làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu.
“Nghiện” điện thoại: Tương tự như việc ngồi máy tính quá nhiều, sử dụng điện thoại lâu ngày và thường xuyên gây tổn thương đốt sống cổ là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não.
Có những thói quen tưởng chừng như vô hại lại đang đẩy bạn đến gần hơn với bệnh thiếu máu não.
Lười vận động: Không chịu luyện tập thể thao dẫn đến huyết mạch ứ trệ, quá trình lưu thông máu chậm chạp đi. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não.
Bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh lý thực thể trước, sau đó hãy loại bỏ những thói quen sinh hoạt có hại để cải thiện tình trạng trên.
Chúc bạn sức khỏe!