THẮC MẮC

Tôi năm nay 42 tuổi thời gian gần đây tôi hay bị tức ở hậu môn

Chào bác sĩ. Tôi năm nay 42 tuổi thời gian gần đây tôi hay bị tức ở hậu môn (cảm giác buồn đi ngoài nhưng đi lại không được) cảm giác tức nay liên ngoại trừ lúc ngủ. Cảm giác rất khó chịu. đi ngoài vẫn bt chỉ thi thoảng phân hơi lát, thi thoảng đau vùng dưới rốn. Và thời gian gần đây rất mỏi và khó chịu vùng giưới thắt lưng và trên sương cụt. tôi kg thấy có hiện tượng bị trĩ. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng của tôi là bị làm sao a. Có cách nào khắc phục dc hiện tượng đó không ạ. Xin cảm ơn bác sĩ

Tư vấn

 Chào bạn!
Việc con người có thể đi cầu tự chủ và không bị són là nhờ chức năng của hậu môn cùng hai bó cơ vòng thắt hậu môn bao gồm cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Biểu hiện chủ yếu của những rối loạn thay đổi bất thường ở hậu môn là cảm giác đau hậu môn hoặc đi cầu ra máu. Sau đây là những bệnh lý lành tính gây đau tức hậu môn thường gặp.
- Nứt hậu môn
Những vết rách ở niêm mạc ống hậu môn có thể xuất hiện khi người bệnh đi cầu táo bón, có phân cứng to hơn bình thường.
Triệu chứng của bệnh là đi cầu có cảm giác đau rát và có thể có máu dính phân. Thường các vết rách cấp tính này có thể tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp vết nứt cấp tính này có thể trở thành mãn tính biểu hiện thành vết loét do nguyên nhân vẫn còn lặp đi lặp lại. Bệnh nhân sẽ bị đau hậu môn kéo dài và sợ đi cầu do vết loét mãn tính gây ra.
Những phụ nữ sau khi sinh, người béo phì hay có kèm theo trĩ ngoại là đối tượng dễ bị mắc bệnh này.
Để điều trị bệnh nứt hậu môn, đầu tiên bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống cân đối để hạn chế táo bón bằng cách uống nước nhiều trong ngày (2,5 lít/ngày), ăn nhiều rau trái cây, tập thể dục đều đặn, đi cầu đúng giờ, tránh rặn khi đi cầu.
Nên dùng nước ấm (37 độ C) pha loãng với muối (như nước biển) để ngâm trong 10 phút/ 1 lần, 3 lần/ ngày sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho dùng thêm một số thuốc chuyên biệt, tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý thoa thuốc vào vùng hậu môn.
Khi thực hiện các phương pháp trên sau khoảng một tuần thì vết nứt cấp tính sẽ khỏi được khoảng 90%. Tuy nhiên, cần phải thực hiện phẫu thuật trong ttrường hợp sử dụng các phương pháp trên nhưng vẫn thất bại hoặc cơn đau kéo dài.
Phẫu thuật sẽ cắt 1 phần cơ vòng trong nhằm giảm áp cơ vòng giúp giảm đau và tăng lượng máu nuôi đến hậu môn giúp lành vết thương.
- Áp xe và rò cạnh hậu môn
Áp-xe là sự nhiễm trùng tụ mủ cạnh hậu môn. Đây là bệnh cấp tính và chủ yếu do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhầy ở hậu môn gây ra. Dường rò cạnh hậu môn có thể xảy ra khi ổ áp-xe phát triển mạnh, lan tỏa ra vùng mông, làm vỡ ra ngoài da.
Áp-xe có triệu chứng là đau vùng hậu môn, sốt cao, sờ thấy có 1 khối sưng phồng đỏ nằm cạnh hậu môn. Còn trường hợp bị ò cạnh hậu môn, bệnh nhân sẽ thấy có một mụt nhọt nổi lên gây đau, sau đó vỡ ra chảy dịch máu mủ, có thể tái phát từng đợt.
Phẫu thuật cấp cứu dẫn lưu ổ mủ là phương pháp duy nhất để điều trị áp-xe cạnh hậu môn. Vết thương sau đó để hở, chăm sóc hằng ngày để vết thương tự lành.
Có đến 30% trường hợp các ổ áp xe có thể tái phát lại sau đó hoặc phát triển thành đường rò hậu môn. Lúc này để cắt bỏ đường rò thì phải phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên tất cả đều phải tuân theo nguyên tắc chung là: cắt trọn đường rò, không để tái phát và không tổn thương cơ thắt.
- Bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng phình giãn của đám rối tĩnh mạch trĩ nội và ngoại ống hậu môn.
Đây cũng là một căn bệnh phổ biến, có hơn 50% dân số sẽ mắc bệnh trĩ khi bước qua tuổi 30, trong đó có rất nhiều người vị sợ chịu đau nên không chịu đi gặp bác sĩ mặc dù bị bệnh trĩ hành hạ. Hiện nay, sự phát triển của y học hiện đại đã phát hiện ra nhiều phương pháp mới ra đời giúp việc điều trị bệnh trĩ không còn đáng sợ như xưa nữa.
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên nó có thể liên quan đến tư thế đứng thẳng của con người gây nên tăng áp lực lên vùng hội âm.
Các yếu tố thúc đẩy bệnh trĩ là tuổi tác (sau 30 tuổi thường dễ mắc bệnh), táo bó hoặc tiêu chảy mãn tính, mang thai, di truyền, khiếm khuyết chức năng đi cầu do sử dụng quá nhiều chất nhuận trường: rặn hay ngồi lâu khi đi cầu.
Biểu hiện bệnh trĩ
Đi cầu ra máu, có khối mô lòi ra ở hậu môn khi đi cầu, ngứa chung quanh hậu môn, đau ở hậu môn, khối u rìa hâu môn sưng đau.
Phân độ trĩ:
– Độ 1: Búi trĩ nằm trong hậu môn chỉ gây ra chảy máu khi đi cầu.
– Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự tụt vào trong hâu môn sau đó.
– Độ 3: Bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào.
– Độ 4: Nằm hoàn toàn bên ngoài mà không thể đẩy vào được.
Trĩ có thể gây biến chứng như sa nghẹt, tắc mạch, hoại tử…
Điều trị nội khoa trĩ
– Phòng tránh: Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, thường xuyên luyện tập thể dục, tập thói quen tốt khi đi cầu. Tránh tăng áp lực ổ bụng thường xuyên.
– Điều trị đau và ngứa hậu môn: Dùng nước ấm để ngồi ngâm hậu môn, thoa thuốc hay đặt thuốc, không rặn khi đi cầu.
– Điều trị giảm táo bón: Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa chất xơ trong khẩu phần ăn, dùng thuốc mềm phân nhuận trường, tập thể dục đều đặn, đi cầu ngay khi mắc.
– Thủ thuật điều trị trĩ: Thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ búi trĩ áp dụng cho trĩ nội độ 1 và 2.
– Phẫu thuật cắt trĩ: Áp dụng cho búi trĩ độ 3 và 4, trĩ biến chứng…, phương pháp cắt trĩ Longo (dùng máy cắt nối tự động) có thể điều trị trĩ nội độ 2, 3. Hiệu quả giảm đau sau mổ rất nhiều và bệnh nhân mau hồi phục.
Theo tôi bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa sớm, nội soi hậu môn trực tràng để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!