THẮC MẮC

Tư vấn nguy cơ mắc bệnh dại

Chào bác sĩ. Sáng thứ 3 trong lúc đang đi đến trường thì gió to nên không may 2 cái đầu của cái khăn quàng đỏ nó bay lên mồm và còn đụng phải vết thương chưa khỏi ở lòng bàn tay cháu. Cháu nhớ là khoảng trước đó 3 ngày thỉ lúc đi học về cháu không may để 2 cái đầu của cái khăn quàng chạm vào sàn nhà mà cái sàn đó hay có chó đi lại và nằm ở đó. Ở chỗ sàn đó lúc trước còn có con chó cắn vào cái lá bàng ở đó (vì khu cháu có nhiều chó). Vậy cái khăn quàng đó có thể dính nước dãi chó và đụng vào mồm và vết thương của cháu không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Tư vấn

Chào bạn!
Vi-rút dại xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú. Vi-rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng, mũi của người.
96% các trường hợp gây bệnh dại ở người tại Đông Nam Á là do chó cắn, tuy nhiên cũng có một số báo cáo về bệnh dại ở người là do vết cắn của mèo, cầy, chó rừng, cáo, chó sói và các loại động vật ăn thịt khác. Bệnh dại gây ra bởi khỉ và chuột là rất hiếm. Ngựa và lừa thường trở nên hung hăng và cắn mạnh khi chúng bị bệnh dại. Trâu và bò không cắn khi chúng bị nhiễm bệnh dại, nhưng cũng cần phải đề phòng khi thăm khám trâu bò bị ốm và có triệu chứng tăng tiết nước bọt ở miệng.
Đôi khi, những người chủ chăn nuôi nhầm lẫn bệnh dại với bệnh lở mồm long móng, nhiễm trùng máu có xung huyết hoặc khó thở và họ có thể bị nhiễm vi rút dại khi chủ quan và chăm sóc, cho vật nuôi uống thuốc bằng tay.
Chưa có báo cáo dựa trên bằng chứng nào về bệnh dại trên người xảy ra do sử dụng sữa. Những người giết mổ chuyên nghiệp có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não hoặc các bộ phận bị nhiễm vi rút khác, tuy nhiên không có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.
Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Việc lây truyền này đã xảy ra ở những người nhận giác mạc cấy ghép và gần đây xảy ra đối với một số trường hợp người nhận cấy ghép các nội tạng đặc và mô mạch. Do vậy, giác mạc hoặc các bộ phận cơ thể con người không được lây từ bệnh nhân chết do viêm não hoăc bất kỳ bệnh thần kinh nào khác mà chưa được chẩn đoán rõ ràng.
Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.
Vi rút dại trong điều kiện bình thường rất yếu ớt, thời gian tồn tại không quá vài phút khi nhiệt độ cao trên 50 độ C. Trong điều kiện nhiệt độ phòng vi rút dại ngoài môi trường có thể tồn tại vài giờ. Tuy nhiên khi nước dãi của con vật đã khô đi thì không thể có nguy cơ truyền bệnh dại nhé.
Chúc bạn sức khỏe!