THẮC MẮC

Xét nghiệm máu thì ra bệnh fasciola lgG - dương tính 0.36 (0.10 OD) có mắc bệnh không?

Chào bác sĩ. Tôi đi xét nghiệm máu thì ra bệnh fasciola lgG - dương tính 0.36 (0.10 OD). Nhưng tôi không có bất cứ biểu hiện hay hiện trạng nào của bệnh.. Vì nhờ người khác lấy kết quả xét nghiệm nên tôi không rõ. Vậy tôi có mắc bệnh hay không. Xin cảm ơn.

Tư vấn

Chào bạn!
Để chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn: Xét nghiệm phân cổ điển tìm trứng sán (theo kỹ thuật Kato-Katz) và xét nghiệm huyết thanh học (theo ELISA) là các test chẩn đoán sử dụng nhiều nhất tại cộng đồng. Kỹ thuật Kato-Katz là một phương pháp định lượng để phát hiện trứng sán trong các mẫu phân. Đây là phương pháp xét nghiệm đặc hiệu, nhưng độ nhạy không cao, quy trình thực hiện dễ dàng, rẻ tiền và cho kết quả nhanh, có thể là một lựa chọn phù hợp trong điều kiện bệnh viện và nghiên cứu quy mô rộng. Do độ nhạy thấp nên có thể bỏ sót đến 30% số ca mà kết quả xét nghiệm Fas2-ELISA cho kết quả dương tính, do vậy cần có nhiều mẫu phân hơn mới có thể kết luận chẩn đoán phù hợp. Kỹ thuật Kato-Katz cũng có thể chẩn đoán nhiễm trùng trong giai đoạn ủ bệnh và trong pha cấp, nghĩa là nhiễm trùng trong vòng 3-4 tháng kể từ khi phơi nhiễm mà chúng ta dễ dàng bỏ sót, ngoài ra nó cũng óc thể bỏ sót các trường hợp SLGL lạc chỗ (ectopic fascioliasis).
Các xét nghiệm miễn dịch cũng cho phép chẩn đoán bệnh SLGL nhờ vào phát hiện kháng nguyên đặc hiệu trong các mẫu phân bệnh nhân, như FES-Ag (Fasciola excretory-secretory antigens). Các test huyết thanh như Fas2-ELISA hay CL1-ELISA có thể phát hiện các kháng thể IgG lưu hành trên các cá nhân nhiễm sán chống lại các kháng nguyên (Fas2 và CL1) tiết ra bởi các sán non và sán trưởng thành. Phản ứng ELISA cho phép chẩn đoán nhiễm trùng trong giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn cấp cũng như các trường hợp SLGL lạc chỗ. Đặc biệt, xét nghiệm Fas2-ELISA có độ nhạy (95%) và độ đặc hiệu (100%) cao.
Bạn nên sớm đến bệnh viện khám lại để chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!