THẮC MẮC

Xin bác sĩ cho tôi biết rõ các chỉ số sau khi tôi đi xét nghiệm viêm gan siêu vi

Xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ cho tôi biết rõ các chỉ số sau khi tôi đi xét nghiệm viêm gan siêu vi như sau: HAV IgM miễn dịch tự động 0. 389 NEG COI HBsAb định lượng 810 Iu/L HCV Ab miễn dịch tự động 0. 086 NEG COI HBsAg miễn dịch tự động 0. 318 COI. Xin cảm ơn bác sĩ.

Tư vấn

 Chào bạn!
Chẩn đoán nhiễm HAV dựa trên kết quả đo kháng thể đặc hiệu trong máu bệnh nhân Globulin miễn dịch M (IgM) đặc hiệu cho HAV được tạo ra ở giai đoạn đầu lây nhiễm và tăng cao trong máu sau 4-6 tuần, sau đó giảm xuống và không còn phát hiện thấy sau 3-6 tháng. Kháng thể IgM đặc hiệu của HAV sẽ được thay thế bởi IgG có vai trò bảo vệ lâu dài ngăn ngừa sự tái nhiễm HAV. Hai xét nghiệm máu tìm kháng thể để chuẩn đoán nhiễm HAV là IgM (Anti HAV-IgM: dương tính trong huyết thanh) và kháng thể đặc hiệu toàn phần kháng (Anti HAV). Nếu kết quả xét nghiệm chỉ dương tính với anti-HAV thì không thể phân biệt được lây nhiễm mới mắc phải hay đã từng mắc trước đó; nếu Anti HAV-IgM dương tính thì có thể xác định được bệnh nhân đang bị nhiễm cấp tính. Anti HAV có thể dùng để xác định tình trạng miễn dịch sau khi tiêm vaccine.
HCV Ab (Antibody) tức là xét nghiệm kháng thể tìm kháng thể viêm gan siêu vi C. Nếu kết quả này dương tính chứng tỏ bạn đã nhiễm viêm gan siêu vi C. Tuy nhiên, xét nghiệm này không cho biết bạn đang nhiễm cấp, nhiễm mạn hay đã từng tiếp xúc trước đó.
HBsAg dương tính nghĩa là bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B. Người bị nhiễm virus viêm gan B có 4 trường hợp:
Trường hợp nhiễm virus viêm gan B 1. HBsAg (+), HbeAg (-), không có dấu hiệu lâm sàng: có virus nhưng virus không có dấu hiệu sinh sôi. Đây là trường hợp người lành mang virus, chưa cần điều trị.
Trường hợp nhiễm virus viêm gan B 2. HBsAg (+), HBeAg (+), có dấu hiệu lâm sàng rõ: có virus và virus đang sinh sôi, Thêm vào đó nếu men gan ALT tăng gấp 2 lần bình thường và gan có dấu hiệu tổn thương thì cần điều trị ngay.
Trường hợp nhiễm virus viêm gan B 3. HBsAg (+), HBeAg (-), có dấu hiệu lâm sàng: có virus nhưng virus không có dấu hiệu sinh sôi. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn tính, nhưng virus đã ngừng hoạt động nên cũng chưa cần điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ sự hoạt động của virus để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trường hợp nhiễm virus viêm gan B 4. HBsAg (+), HbeAg (+), không có dấu hiệu lâm sàng: có virus và virus đang sinh sôi. Đây gọi là trường hợp "dung nạp được miễn dịch" cũng chưa cần điều trị. Trường hợp này cũng cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện triệu chứng thì cần điều trị ngay.
Chúc bạn sức khỏe!